31/05/2017, 12:06

Bình giảng khổ thơ đầu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Bình giảng đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Sáng mát trong như sáng năm xưa … Sau lưng thềm nắng lá đầy Bài làm Bài thơ Đất nước được hình thành trong cả một quãng thời gian dài (1948-1955). Lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ ...

Bình giảng đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Sáng mát trong như sáng năm xưa … Sau lưng thềm nắng lá đầy Bài làm Bài thơ Đất nước được hình thành trong cả một quãng thời gian dài (1948-1955). Lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Đây là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ ...

Bình giảng đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

Sáng mát trong như sáng năm xưa …
Sau lưng thềm nắng lá đầy

Bài làm

Bài thơ Đất nước được hình thành trong cả một quãng thời gian dài (1948-1955). Lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Đây là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ mang rõ phong cách Nguyễn Đình Thi. Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Trong đó Nguyễn Đình Thi đã viết đoạn mở đầu bài thơ vẻ hình ảnh Hà Nội thật đặc sắc. Đó là một bức tranh thu Hà Nội những ngày tác giả rời thủ đô đi chiến đấu và hình ảnh người ra đi rất kiên quyết mà lưu luyến qua những nét vẽ tinh tế chân thực và thấm đẫm cảm xúc:

Sáng mát trong như sáng năm xưa
……
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Bài thơ Đất nước không viết về mùa thu nhưng khởi nguồn cảm hứng cho nhà thơ nghĩ về đất nước là một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc mang đậm đặc trưng thu của Việt Nam với bầu trời trong xanh, làn gió mát thổi nhẹ hòa lẫn với hương cốm ngạt ngào. Là một nghệ sĩ – chiến sĩ của thời đại cách mạng, Nguyễn Đình Thi không cảm nhận mùa thu bằng những hình ảnh ước lệ trong thơ cổ điển "Sen tàn, cúc nở hoa, lá ngô đồng rụng", "Ngô đồng nhất lạc diệp – Thiên hạ cộng tri thu"; cũng không đón mùa thu bằng những tín hiệu "rặng liễu rủ" như thiếu nữ buông tóc dài yểu điệu thướt tha. Ở đây, nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng hương cốm mới. Các nghệ sĩ đặc biệt yêu món ăn Việt Nam đều ca ngợi vẻ đặc sắc, độc đáo của cốm "Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đồng lúa miền Bắc là nhiều người lại nhắc đến cốm Vòng – cái món quà thơm lành của ruộng lúa nếp ngoại thành Hà Nội" (Nguyễn Tuân). "Nhưng thơm ngọt ngào mùi đất nước quê hương, đó có cái gì sánh được với cốm Vòng" (Vũ Bằng). Và Thạch Lam trong bài "quà Hà Nội" cũng viết "Cốm… mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam". Như vậy, chỉ với hình ảnh "hương cốm mới", Nguyễn Đình Thi vừa gọi được thời gian, không gian thu, vừa bộc lộ được tấm lòng yêu nước thật bình dị mà không kém phần sâu lắng; thiết tha của mình.

Từ buổi sáng mùa thu ấy, nhà thơ bồi hồi nhớ lại "mùa thu đã xa". Đó là mùa thu phải từ biệt quê hương ra đi vì nghĩa lớn. "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội", câu thơ đã đưa lại cho bức tranh thu một nét vẽ thật cụ thể. Từ "chớm" đặt trước từ "lạnh" đã gợi rất đúng một ngày mới chớm vào thu của Hà Nội. "Chớm lạnh” là mới bắt đầu trở lạnh, cái lạnh tuy đã đến nhưng vẫn còn sẽ sàng e ấp như một báo hiệu ban đầu của một cảnh sắc thiên nhiên đầy thi vị:

Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! thu mênh mông!

Cái "chớm lạnh" có giá trị gợi cảm như thế càng khiến cho những từ tiếp theo có sức gợi tả đặc biệt: "trong lòng Hà Nội". Đó là trong lòng thành phố Hà Nội, trong không gian thu Hà Nội hay cả trong lòng người Hà Nội nữa? Cái "chớm lạnh" trong buổi sáng đầu thu quả có sức lan tỏa và gây nhiều xúc cảm cho người đọc.

Dường như trong cái buổi sáng chớm lạnh ấy, chỉ có gió thổi trong những phố dài, làm cho phố như dài thêm ra vì vắng lặng; Từ nhạc điệu đến từ ngữ, câu thơ gợi cho ta cảm giác chưa thật phải là gió. Vì không phải là "heo may" mà là "hơi may". Phải chăng đây là hơi thở nhẹ nhàng đầy thi vị của mùa thu? Từ "xao xác" là một từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm. Nó gợi lên được một âm thanh xao động nhẹ như một thoáng nghi ngờ vọng lên từ phố vắng và vọng lên cả trong lòng người nữa. Từ "xao xác" có người còn hiểu "nó gợi lên âm thanh của những chiếc lá vàng khô theo gió bay trên hè phố; đồng thời còn có giá trị tạo hình, gợi lên sự gầy guộc của những hàng cây trong mùa lá rụng". Ở đây tác giả sử dụng thủ pháp đảo ngữ đã tạo nên một hiệu quả biểu đạt khá cao. Hình như nghe "xao xốc" rồi mới nhận ra "hơi may". Câu thơ tả cảnh mà thực ra là tả tình. Một câu thơ chứa đầy tâm trạng: tâm trạng của những người thiết tha gắn bó với quê hương Hà Nội mà phải rời quê hương ra đi vì nghĩa lớn, lòng không thể thanh thản dửng dưng, trái lại luôn luôn trĩu nặng một nỗi yêu thương, bâng khuâng lưu luyến, mong nhớ lặng buồn:

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Đã có nhiều ý kiến khác nhau về hình ảnh người ra đi trong hai câu thơ trên. Có người cho rằng đó là những chiến sĩ vệ quốc quân rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Lại có ý kiến gắn hình ảnh người ra đi với sự kiện Trung đoàn Thủ Đô rút khỏi Hà Nội sau 60 ngày đêm cầm chân giặc. Ý kiến này có vẻ không hợp lý bởi lẽ Trung đoàn Thủ Đô rút khỏi Hà Nội là vào một đêm mùa xuân 1947, không phù hợp với khung cảnh "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".

Hình ảnh "Người ra đi đầu không ngoảnh lại" đúng là hình ảnh người ra đi vì chí lớn mà quyết ra đi. "Đầu không ngoảnh lại" nhưng đã có lòng ngoảnh lại. Trong hình ảnh, ý thơ, qua cái nhìn nhuốm màu sắc lãng mạn của một tâm hồn tiểu tư sản, có cái gì như là một sự nén lòng, nén dạ, một quyết tâm thầm kín nhưng mạnh mẽ:

Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trẻ chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
(Ngày về – Chính Hữu)

Người ra đi kiên quyết từ giã quê hương vì đại nghĩa nhưng trong tâm tưởng, hình ảnh quê hương vẫn hiện ra rất sinh động và cụ thể. Nếu không có một tấm lòng gắn bó yêu thương tha thiết với Hà Nội, Hà Nội tài hoa, Hà Nội thanh lịch, với ngàn năm văn hiến… thì dễ gì có thể nhận ra được một khung cảnh thật tinh tế và nên thơ như vậy: "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".

Câu thơ này có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Có ý kiến cho rằng câu thơ nên ngắt tiết tấu 3/4 "sau lưng thềm/ nắng lá rơi đầy". Nắng vàng và lá vàng cùng một lúc rơi xuống mặt thềm tĩnh lặng. Câu thơ gợi lên một sắc thái riêng của vẻ đẹp mùa thu nhưng hơi cầu kì. Nguyên Đình Thi đã có lần phát biểu về ý thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp của mùa thu là vẻ đẹp giản, dị sâu lắng nên lời thơ ngắt theo nhịp quen thuộc 4/3 "Sau lưng thêm nắng/ lá rơi đầy". Và chăng cách hiểu này có lẽ đã dựa vào ý mấy câu thơ trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa.

Gió thổi mùa thu vào Hà Nội
Phố dài xao xác heo may
Nắng soi ngõ vắng
Thềm cũ lối ra đi Lá rụng đầy

Tuy nhiên, dù nhịp ngắt theo kiểu nào thì câu thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã vẽ lên được một khung cảnh rất thu của Hà Nội trước đây. Câu thơ gợi lên một khung cảnh rất đẹp nhưng có cái gì đó tĩnh lặng, hoang vắng, man mác buồn. Đó là tâm trạng buồn rất thực của những người rời Hà Nội vì mục đích, lẽ sống cao cả. Đúng như Vũ Quần Phương đã nhận xét "Đây là cái buồn của một sự đoạn tuyệt lặng lẽ, tự chủ" (Thơ và lời bình). Hà Nội, qua tâm tưởng của người ra đi hình như chì còn màu vàng rực của nắng, lá rơi đầy thềm. Hà Nội đã vắng hẳn bóng người đi lại tấp nập hồi nào. Trong thực tế chưa hẳn Hà Nội đã hết người. Nhưng hình ảnh thơ lại như vậy. Vì tả cảnh trước hết là để tả tình Và nổi lên trên bức tranh thu Hà Nội với những hình khối, màu sắc và ánh sáng đầy ấn tượng vẫn là hình ảnh người chiến sĩ vừa hiên ngang kiên nghị, vừa có nét hào hoa tinh tế, gắn bó thiết tha vcd quê hương. Hình ảnh này làm ta nhớ đến hình, ảnh tráng sĩ một thuở kiên quyết lên đường vì đại nghĩa với tâm hồn lãng mạn mộng mơ có sức hấp dẫn mạnh mẽ được diễn tả khá sinh động và đẹp đẽ trong thơ Thâm Tâm, Quang Dũng:

"Tây Tiến người đi không hẹn ước
Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi"

Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động. Lá rơi, nắng rơi, rơi đầy thềm và rơi đầy khoảng nhớ mênh mông của người ra đi.

Đoạn thơ trên chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu. Đằng sau bức tranh thu nên thơ nên họa ấy là tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương đất nước và niềm ngưỡng vọng của thi nhân đối với vẻ đẹp của những con người lên đường theo tiếng gọi của non sông.

0