24/05/2017, 11:40

Bình giảng đoạn đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Đề bài: Em hãy Bình giảng đoạn đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu để thấy rõ nét nổi bật của vẻ đẹp của cảnh và người ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp? Đoạn thơ đầu của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu như là một khúc ca với lời hay ý đẹp về tình cảm gắn bó của người dân nơi ...

Đề bài: Em hãy Bình giảng đoạn đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu để thấy rõ nét nổi bật của vẻ đẹp của cảnh và người ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp?

Đoạn thơ đầu của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu như là một khúc ca với lời hay ý đẹp về tình cảm gắn bó của người dân nơi chiến khuu và người cán bộ bịn rịn khi chia tay nhau.

Tình cảm gắn bó giữa quân và dân được khắc họa rất rõ nét nhưng lại mềm mại và uyển chuyển với những thủ pháp nghệ thuật từ nhà thơ Tố Hữu.

Dưới đây là những bài văn bình giảng đoạn đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu để các em tham khảo:

Bài 1. Bài văn của em Ngô Trí An đã :

Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thành tựu quan trọng của thơ ca kháng chiến chông Pháp. Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 12 năm 1954 nhân một sự kiện lịch sử. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu về thủ đô Hà Nội. Từ điểm xuất phát ấy bài thơ thể hiện tình gắn bó thắm thiết giữa người ra đi và người ở lại, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người cán bộ với Việt Bắc quê hương của cách mạng, với đất nước và nhân dân, với Đảng và Bác Hồ, với cuộc kháng chiến đã thành kỉ niệm sâu nặng trong tâm hồn.

Như thế nghĩa là trong niềm vui thắng lợi và đón nhận cuộc sống thanh bình nhà thơ vẫn không quên tình nghĩa gắn bó trong những năm gian khổ đã qua và coi đây là cội nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cho những ngày hiện tại và tương lại. Có thể nói, bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca mà cội nguồn sâu xa của nó là tình cảm quê hương đất nứớc, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc.

Trước hết với kiểu kết cấu đối đáp rất đậm đà tình nghĩa của bài thơ Việt Bắc là tình yêu với thiên nhiên đất nước được biểu hiện cụ thể qua sự gắn bó với núi rừng Việt Bắc trong nỗi nhớ của người cán bộ sắp về xuôi. Cảnh Việt Bắc hiện ra những vẻ đẹp hiện thực và thơ mộng, thi vị gợi rõ nét độc đáo của Việt Bắc so với nhiều miền quê khác của đất nước. Việt Bắc đó là hình ảnh “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, hình ảnh bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, là những “rừng nứa bờ tre, ngòi thưa, sông Đáy” là tiếng mõ trâu về trong rừng chiều, tiếng “Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.

Nhưng có lẽ nổi bật nhất là nỗi nhớ của Tố Hữu về Việt Bắc là sự hòa quyện với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình:

Ta về, mình có nhớ ta
Tà về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đồ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Qua đó có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện ra với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng, thay đổi theo thời tiết, từng mùa. Gắn với cảnh tượng ấy là con người giản dị, người đi làm nương rẫy, người đang nói, người hái măng… Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình họ đã góp phần tạo ra sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính tình nghĩa gắn bó và san sẻ cũng nhau chịu đựng gian khổ thiếu thôn, cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề, khó khăn giữa nhân dân với bộ đội và cán bộ tất cả càng làm cho hình ảnh Việt Bắc sáng ngời trong hồi tưởng của nhà thơ.

----------------------------------


Bài 2. Bài văn của em Khưu Thị Hồng đã bình giảng đoạn đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

1. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói riêng, trong nền văn học dân tộc nói chung, Tố Hữu được gọi là một nhà thơ lớn. Tố Hữu vừa là chiến sĩ cách mạng vừa là nghệ sĩ nên thơ ông thường có tầm bao quát rộng lớn, thường viết về những sự kiện lớn của dân tộc. Sự kiện cuộc chia ta giữa người về xuôi với Việt Bắc sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện trọng đại được nhiều văn nghệ sĩ phản ánh nhưng Tố Hữu là thành công nhất với bài “Việt Bắc”. Bài “Việt Bắc” là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu. Bài thơ được viết theo thể lục bát gồm 150 câu, được chia làm hai phần thơ. Phần một diễn tả nỗi nhớ của hai đối tượng chia tay, phần hai là sự giao ước hứa hẹn gắn bó thủy chung giữa Việt Bắc với người về xuôi. Trong phần một bài thơ, khi diễn tả nỗi nhớ của người về xuối đối với Việt Bắc, Tố Hữu đã có một đoạn thơ rất đẹp, chói lòa ánh sáng. Đây là đoạn thơ có thể nói là hay nhất, ấn tượng nhất của phần đầu bài thơ, Tố Hữu viết.

“Ta về mình có…
… ân tình thủy chung”.

2.a. Tố Hữu diễn tả cuộc chia tay lớn giữa Bác Hồ, trung ương Đảng, chính phủ và quân đội ta khi rời Việt Bắc, chia tay với Việt Bắc để về xuôi tiếp quản thủ đô, xây dựng cuộc sống mới. Cuộc chia tay có tầm vóc lớn lao như thế nhưng được tác giả sử dụng đại từ nhân xưng mình – ta trong ca dao để chỉ hai đối tượng của cuộc chia tay. Nghệ thuật đó đã làm cho cuộc chia tay trở nên thân thiết, đầy giọng tâm tình như là cuộc chia tay giữa anh và em.

Hai câu đầu đoạn thơ này tác giả vẫn tiếp tục sử dụng đại từ nhân xưng mình – ta đó. Mình – ta ở đây chính là Việt Bắc với người về xuôi, người về xuôi lúc này xưng ta.
“Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.

Nỗi nhớ của người về xuôi là nhớ hoa và người. Hoa chính là hình ảnh hiện thân của Việt Bắc nhưng tại sao tác giả không dung hình ảnh hoa thay thế. Tác giả muốn nhấn mạnh một nét tính trội, một sắc màu ám ảnh của tâm trí người về, đó là sắc màu hoa lá cành tươi của Việt Bắc. Ngay từ đầu đưa hình ảnh hoa đi liền với hình ảnh con người đã có tác dụng gợi mở gợi cảm về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc và con người Việt Bắc.

b. Ở trên tác giả giới thiệu nỗi nhớ chung về hoa và người thì đến tám câu tiếp theo nhà thơ đã cụ thể hóa nỗi nhớ đó bằng bốn cặp câu lục bát. Mỗi cặp câu lục có gợi hình ảnh thiên nhiên, câu bát gợi hình ảnh con người. Cứ thế mỗi cặp câu đưa ra những sắc thái, những hành động khác nhau của núi rừng Việt Bắc.

Bốn cặp câu lục bát, nếu tách ra câu lục và câu bát riêng chúng ta sẽ thấy được hai mảng rất đẹp của cuộc sống đó là hoa và người. Trước hết bốn câu lục tác giả dành riêng để nói về sắc tươi thắm của hoa là Việt Bắc. Mùa đông có hoa chuối đỏ tươi, mùa xuân có hoa mơ nở trắng rừng, mùa hạ có rừng cây phách đổ vàng và mùa thu có trăng xanh rọi hòa bình. Nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu bốn mùa với bốn sắc thái khác nhau mà cái đặc sắc của đoạn thơ này là cách nói nhấn mạnh sắc màu: hoa chuối đỏ thì đỏ tươi đậm màu rực rỡ, hoa mở thì nở trắng rừng tràn ngập một màu sáng tươi lung linh, rừng phách vàng thì được diễn tả đổ vàng là sự sôi tràn sắc màu rực rỡ. Câu thơ “Ve kêu rừng phách đổ vàng” còn gợi ra một sự chuyển động sôi động cả về âm thanh cả màu sắc, càng làm cho màu vàng rực rỡ càng thêm rực rỡ. Nói đến hòa bình là nói đến sự xanh trong xanh tươi, trăng rọi hòa bình cũng là cách nói nhấn mạnh đến sự sáng ngời. Với cách nói nhấn mạnh đó nhà thơ đã khái quát được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên Tây Bắc.

Bốn câu bát tác giả đưa ra bốn hình ảnh hành động tiêu biểu của con người Việt Bắc ở bốn mùa: dao gài đi làm nương rẫy, đan nón, hái măng, hát ân tình. Nếu như hoa lá hiện lên rực rỡ thì con người hiện lên ở trạng thái động. Với những động từ dao gài, đan nón, hái măng, hát làm trung tâm cho câu thơ nhà thơ đã cho người đọc liên tưởng và hình dung về những trạng thái lao động và sinh hoạt rất đặc trưng rất phổ biến của con người Việt Bắc. Đó là sự lao động hăng say và sự sinh hoạt vui tươi. Sắc màu thì rực rỡ, hoạt động thì hăng say vui tươi, hai hình ảnh thiên nhiên và con người dường như là tương đồng nhau, bổ sung và hòa quyện lẫn nhau, tạo nên một vẻ đẹp rất sống động rất tươi sáng. Đó chính là thành công của Tố Hữu ở đoạn thơ này.

3. Đây là một đoạn thơ ấn tượng, một đoạn thơ nếu tách ra cũng có ý nghĩa như một bài thơ độc lập. Ta cảm nhận được điều đó là nhờ những thủ pháp nghệ thuật rất đặc sắc của tác giả. Ở đoạn thơ này nhà thơ đã phối hợp nhiều thủ pháp để tạo nên tính hoàn chỉnh hoàn thiện của hình thức và nội dung. Thủ pháp nghệ thuật đáng chú ý là sử dụng kết cấu xen kẽ giữa hình ảnh thiên nhiên và con người nên hình ảnh con người và thiên nhiên đều hài hòa hùng vĩ như nhau, không có hiện tượng nhỏ nhoi chìm khuất trong núi rừng ngút ngàn Việt Bắc. Đặc biệt hơn nữa để chuyên chở tâm trạng của người về xuôi đối với Việt Bắc, nhà thơ đã sử dụng đến năm điệp từ “nhớ” nhằm nhấn mạnh hình ảnh thơ và người Việt Bắc hiện lên. Hình ảnh hoa và người càng hiện lên đậm nét bao nhiêu thì nỗi nhớ càng được khẳng định bấy nhiêu. Đó cũng chính là một quan hệ nhân quả mà nhà thơ muốn diễn đạt ở đoạn thơ này. Đoạn thơ là tâm trạng của người về xuôi đối với Việt Bắc và có lẽ cũng chính là tâm trạng của chính tác giả vậy.

Nguồn:
0