Bình giảng bài ca dao “Ai về quốc đất trồng cau … Cau kia có trái lập nên cửa nhà”
Đề bài: Bình giảng bài ca dao: Ai về cuốc đất trồng cau Cho em vun ké cây trầu một bên Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia có trái lập nên cửa nhà. Ca dao là tiếng nói, tiếng hát thiết tha của ông cha ta về những tình cảm cảm xúc trong cuộc sống con người. những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa có ...
Đề bài: Bình giảng bài ca dao: Ai về cuốc đất trồng cau Cho em vun ké cây trầu một bên Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia có trái lập nên cửa nhà. Ca dao là tiếng nói, tiếng hát thiết tha của ông cha ta về những tình cảm cảm xúc trong cuộc sống con người. những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa có rất nhiều. Một đặc điểm chung mà chúng ta luôn thấy ở những bài ca dao tình yêu ấy là những chàng trai cô gái ẩn mình sau những vận dụng, cây ...
Đề bài: Bình giảng bài ca dao:
Ai về cuốc đất trồng cau
Cho em vun ké cây trầu một bên
Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia có trái lập nên cửa nhà.
Ca dao là tiếng nói, tiếng hát thiết tha của ông cha ta về những tình cảm cảm xúc trong cuộc sống con người. những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa có rất nhiều. Một đặc điểm chung mà chúng ta luôn thấy ở những bài ca dao tình yêu ấy là những chàng trai cô gái ẩn mình sau những vận dụng, cây cối. hoa trái xung quanh mình để từ đó nói lên những tâm tư tình cảm của mình. Và bài ca dao này cũng không phải ngoại lên. Nếu như những bài ca dao ta đã biết người con trai con gái xuất hiện sau những câu hỏi của mận và đào, sau cái lá tre và sàng,qua cái áo sờn chỉ bỏ quên khi tát nước đầu đình thì bài ca dao này hai nhân vật chính ẩn sau hình ảnh của trầu và cau:
“Ai về cuốc đất trồng cau
Cho em vun ké cây trầu một bên
Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia có trái lập nên của nhà”
Không giống với những bài ca dao trước, mở đầu câu chuyện không phải là chàng trai, tâm tình thổ lộ cũng không phải của chàng trai mà là của một cô gái. Điều đó cho thấy những cô gái miền quê không ngần ngại bày tỏ tình cảm một cách chân thật mộc mạc và vô cùng duyên dáng. Bài ca dao mở đầu bằng hình ảnh câu trầu và câu hỏi của người con gái :
“Ai về cuốc đất trồng cau
Cho em vun ké cây trầu một bên”
Hai hình ảnh trầu cau như gợi nhắc cho ta nhớ về sự tích trầu cau ngày nào thấm thía được hết cái tình cảm của những cặp vợ chồng thương yêu nhau. Dù có sống hay chết đi thì họ cũng vẫn bên nhau quấn quýt lấy nhau nồng thắm. Vị của miếng trầu ấy vừa ngọt vừa mặn mà như tình yêu đôi lứa vậy. Không những thế trầu câu con hiện lên khiến cho ta nhớ đến miếng trầu thuở nào bà ăn đã có bốn nghìn năm tuổi. Vì vậy hình ảnh trầu cau được cô gái ví von ở đây là một hình ảnh rất đẹp và mang đậm bản sắc dân tộc. Có đám cưới nào mà không có miếng trầu miếng cau, đặc biệt trầu được têm hình cánh phượng đẹp mắt làm sao. Cô gái hỏi một câu rất bâng quơ nhưng lại có mục đích. Đại từ “ ai” kia có thể là một ai đó nhưng cũng có thể là nhiều người. Cô chỉ bày tỏ nỗi lòng mình đó là niềm mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi bình dị dân dã nhưng hạnh phúc thấm đẫm vẻ đẹp vườn cau giàn trầu. Không có một chàng trai cụ thể nào ở đây để đáp lại cô gái theo kiểu đối đáp giao duyên được. Nhưng bài ca dao thể hiện sự độc thoại của cô gái, cô nói rằng cho vun ké một cây trầu. Đó phải chăng là nguyện ước được chung nhà chung cửa với hạnh phúc lứa đôi của cô gái.
Sang hai câu thơ tiếp theo nỗi lòng cô gái như được bộc bạch rõ nét hơn và rõ ràng hơn:
“Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia có trái lập nên của nhà”
Sự phát triển của trầu cau giống như tình yêu đôi lứa đến thì đơm hoa kết quả, hai chữ “ chừng nào” thể hiện sự mong mỏi thời gian của cô gái về hạnh phúc lứa đôi. Cây trầu theo thời gian thì cũng sinh sôi nảy nở phát triển thành những lá trầu đẹp xanh mướt. Cây cau ngày nào vun trồng thì giờ đây cũng cao lên và ra nhiều quả. Những quả câu xanh gắn thành chùm đẹp đẽ bám lấy nhau trên thân cây. Điều đó giống với quá trình vun đắp tình yêu của cô gái nọ. tình yêu ban đầu giống như việc trồng câu trồng trầu vậy, sau bao nhiêu vun đắp thì cũng có ngày tình yêu ấy được đơm hoa kết trái và một cái kết thật viên mãn là đám cưới trên làng quê. Vui biết bao khi thấy những người con trai con gái bước bên nhau mà vẫn không khỏi thẹn thùng bẽn lẽn, người xưa là vậy dẫu cho đã thành vợ thành chồng nhưng vẫn không khỏi ngượng nghịu nhau. Hai chữ “ cửa nhà” tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại là mong mỏi của biết bao nhiêu người con gái. Bởi nó không chỉ đơn giản là nơi che mưa che nắng, nơi đó có những đứa con, bố mẹ và mọt người chồng mà nơi đó còn là tổ ấm hạnh phúc của biết bao nhiêu ngươi con gái. Nơi ấy là điểm dừng cuối cùng trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ chính vì thế họ luôn mong muốn tìm được một hạnh phúc thật sự trong tình yêu lứa đôi của mình.
Như vậy qua đây ta thấy được tâm tình của một người con gái quê, cô chủ động nói lên tâm sự mong muốn của mình. Rằng cô muốn nên duyên nên phận, muốn tìm được một cây cau vũng chắc để có thể nương tựa hết phần đời con lại, hình ảnh trầu cau cứ thế hiện lên không chỉ biểu tượng cho chính những nhân vật trong bài mà nó còn thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Đó là tục ăn trầu và tục ngày cưới nhất định không thể thiếu trầu cau. Trầu cau thiên nhiên vốn dĩ đã đi liền với nhau quân quýt lấy nhau, chính vì thế mà nó được biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi.