Bí quyết thành công nơi công sở
Bí quyết thành công nơi công sở Mẹo cư xử cực hay dễ thăng tiến cho dân công sở Môi trường làm việc công sở thường phức tạp và dễ gây stress. Tuy nhiên nếu biết cách cư xử thông minh thì bạn sẽ thấy ...
Bí quyết thành công nơi công sở
Môi trường làm việc công sở thường phức tạp và dễ gây stress. Tuy nhiên nếu biết cách cư xử thông minh thì bạn sẽ thấy công việc đi làm sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều đấy. Dưới đây là một số lời khuyên cực kỳ hữu ích và khôn ngoan cho các cô nàng công sở đấy. Cùng tìm hiểu nhé.
Cách cư xử với "người mình không thích" khôn ngoan nhất
Học lỏm người xưa cách ứng xử khôn khéo bất ngờ
Cách đối diện với thị phi thâm thúy của người xưa
Chắc bạn đã nghe rất nhiều lời khuyên cao siêu về chuyện đi làm và lập nghiệp, nhưng đôi khi những lời khuyên ngắn gọn, cụ thể và đơn giản từ thực tế mới là cái khôn ngoan và đáng nghe nhất, nhưng cũng rất ít người nói cho bạn nghe.
Đừng xem thường những lời khuyên nhỏ nhưng thần thánh trong từng giai đoạn cụ thể của sự nghiệp bởi chúng sẽ giúp ích đáng kể cho công việc và sự nghiệp của bạn!
Bí quyết cư xử khéo léo cho dân công sở
1. Tìm việc
- Học giỏi tới mấy thì cũng chỉ là học giỏi. Bạn có là thủ khoa đại học hay học sinh – sinh viên giỏi khét tiếng nhiều năm thì khi đi làm bạn vẫn chỉ là một đứa đã từng học giỏi, không hơn không kém. Làm giỏi là một chuyện khác, và cả chuyện bạn bị đánh giá thua kém một đứa học dốt hơn mình rất nhiều cũng là chuyện quá là bình thường và chẳng có gì là vô lý hay bất công.
- Hãy cư xử tử tế với nhân viên tiếp tân, nhất là khi bạn đến phỏng vấn xin việc. Bởi vì bạn không thể biết được những gì họ biết và cũng không thể biết được họ có thể làm gì. Đừng tưởng vị trí tiếp tân là xoàng nhé!
- Điểm yếu bạn không nhận chính là thứ hại bạn nhiều nhất. Chúng ta không ai nhận thức được tất cả điểm yếu của mình, và chính những khuyết điểm ta không nhận ra lại hại ta nhiều nhất. Hãy luôn đánh giá lại chính mình, những khó khăn bạn gặp phải mà chẳng hiểu tại sao, thậm chí là hỏi chính những người tuyển dụng đã từ chối bạn để biết được vì sao bạn bị loại. Việc này không giúp bạn được nhận việc ngay nhưng sẽ giúp bạn khắc phục được nhược điểm bạn chưa từng nhận ra trước đây.
- Dễ thương dễ gần thì cũng dễ được tuyển. Không hẳn là ngoại hình trông dễ thương mà cách cư xử và thái độ của bạn với nhà tuyển dụng phải dễ chịu, bởi vì một cách vô hình ai cũng có xu hướng thu nạp những người mà học thích ở gần. Kiêu ngạo, tự tin thái quá, quá khéo, quá tinh quái hay tỏ vẻ xu nịnh không phải là cách để nhà tuyển dụng thích bạn đâu.
- Hãy học và làm trong lĩnh vực chẳng liên quan đến sở thích bản thân (nhưng vẫn nuôi dưỡng sở thích của mình). Như thế, khi có được công việc mơ ước, bạn không những hạnh phúc hơn khi được làm việc đúng với sở thích mà lại còn có những kỹ năng từ lĩnh vực khác để làm việc hoàn hảo và có lợi thế hơn.
- Biết đặt câu hỏi rất quan trọng. Đó là cách để bạn lấy thông tin và học hỏi. Hãy học cách đặt câu hỏi một cách cầu thị, cởi mở và không khiến người khác khó chịu. Hỏi cũng là kỹ năng quan trọng khi đi phỏng vấn.
- Công việc quan trọng không nhất thiết là việc thú vị, nhưng mỗi cái đều sự lý thú riêng. Đừng quá mong đợi rằng bạn sẽ tìm được một công việc vừa lương cao, vị trí quan trọng, môi trường làm việc tốt, lại có mô tả công việc thật thú vị.
- Kinh nghiệm đa dạng thì dễ tiến xa hơn kinh nghiệm lâu năm.
- Có kỹ năng khác biệt là một lợi thế. Có thể bạn không có đủ những kỹ năng được yêu cầu trong mô tả công việc, nhưng nếu bạn có một kỹ năng khác mà bạn cho rằng vẫn phù hợp với vị trí đó, hãy thuyết phục nhà tuyển đụng, đó chính là lợi thế của bạn.
- Cơ hội công việc tốt nhất có thể không xuất hiện khi bạn đang thất nghiệp và cần việc. Vì vậy hãy luôn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng đón nhận khi cơ hội đến cả khi bạn không sẵn sàng nhảy việc.
2. Giữ việc
- Công việc là một cuộc đua đường dài chứ không phải cuộc chạy nước rút. Hãy giữ sức và có kế hoạch sử dụng tài năng của mình hợp lý.
- Đừng than thở về ngày thứ hai. Bởi đó là dấu hiệu bạn ghét công việc bạn đang có, hoặc bạn quá lười biếng để đi làm nên có bị đuổi cũng đáng.
- Chịu thiệt một chút để chia sẻ lợi ích với đồng nghiệp đôi khi cũng đáng. Sẽ có lúc bạn cảm thấy ấm ức vì mình làm nhiều hơn hẳn người khác nhưng khi chia tiền thưởng thì đều nhau, nhưng cứ chịu thiệt một chút (không có nghĩa là lúc nào cũng chịu thiệt) thì quan hệ đồng nghiệp của bạn sẽ tốt hơn.
- Đừng coi thường những chầu nhậu sau giờ làm. Nếu bạn cứ từ chối hết mọi lời mời tụ tập với đồng nghiệp sau giờ làm thì sự nghiệp của bạn cũng khó suôn sẻ đấy.
- Cởi mở khi nói về lỗi của mình. Mọi người yêu mến và tôn trọng bạn hơn khi thấy bạn dám chấp nhận rủi ro và sẵn sàng sửa chữa cũng như học hỏi.
- Khen ngợi đồng nghiệp khi họ xứng đáng. Đặc biệt nếu họ làm được việc gì đó tốt hơn bạn.
- Hỏi sếp xem vấn đề lớn nhất mà anh ta / cô ta đang lo nghĩ là gì và tìm cách tháo gỡ chúng. Đó chính là bạn chứng minh tầm quan trọng của mình.
- Hãy nhớ mục tiêu lớn nhất của bạn khi đi làm là được học hỏi và đóng góp. Thành công và thăng tiến cũng từ đó mà ra.
- Đừng đợi đến kỳ đánh giá hàng năm mới thể hiện tốt công việc của mình, thực ra là sự đánh giá đó diễn ra mỗi ngày. Hãy tận dụng cơ hội được đánh giá tốt mỗi ngày.
- Hơi nhiều chuyện nhưng đứng ở máy in cũng biết được nhiều chuyện ghê gớm lắm nhé!
- Người quen đã rời khỏi công ty có lợi cho bạn hơn là những đồng nghiệp đang ngồi chung văn phòng với bạn. Họ có thể là người đem đến cơ hội làm việc mới cho bạn đấy.
- Hãy xem sếp là khách hàng và làm việc như thể bạn đang cố gắng cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất và cạnh tranh nhất cho khách hàng.
- Giữ hình tượng cho sếp trước mặt người khác. Họ sẽ nhớ đến điều đó trong những đợt xét tăng lương hay thưởng.
- Đừng gây thù chuốc oán nếu có thể tránh được việc đó.
- Đừng bao giờ hâm cá trong lò vi sóng ở văn phòng.
3. Thăng tiến
- Hãy nhớ là bạn được thưởng / đề bạt / tăng lương không phải vì bạn làm tốt những gì được giao, mà là vì bạn tạo ra những giá trị vượt ngoài mô tả công việc của bạn.
- Phải luôn thể hiện cho người khác, nhất là sếp thấy bạn đã làm việc tốt thế nào. Cấp trên nhiều khi chỉ quan tâm công việc đã được tiến hành tốt thế nào chứ không quan tâm ai đã làm ra chúng, nên tốt nhất bạn hãy thể hiện rõ cho họ biết điều đó.
- Khi được đề bạt tăng lương hay lên chức, mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp sẽ khác đấy. Những người trước đây có vẻ thân thiện tử tế với bạn thì giờ vẫn có thể trở mặt với bạn như thường. Đụng chạm quyền lợi và vai vế là thế đấy.
- Đừng tỏ ra lúc nào cũng quá bận rộn. Nếu bạn lúc nào cũng bù đầu và trông tress muốn chết thì ai dám đưa việc quan trọng cho bạn làm đây.
- Để chứng tỏ rằng mình làm việc rất có trách nhiệm, hãy xây dựng niềm tin từ những việc nhỏ.
- Nếu muốn ai đó quý mến bạn, hãy xin lời khuyên từ họ.
- Nhưng đừng nghe ý kiến mọi người quá nhiều, cẩn thận rồi lại "đẽo cày giữa đường."
- Thái độ rồi mới tới năng lực.
- Thứ giúp bạn thăng tiến lần trước không chắc sẽ giúp bạn thăng tiến lần sau. Ở cấp độ cao hơn, bạn sẽ cần những kỹ năng, phẩm chất và thành tích vượt trội hơn nữa để được ghi nhận và đề bạt.
- Đừng có nhầm giữa giàu có và thành công. Mỗi người có một định nghĩa khác xa nhau về sự giàu đấy.