Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ trong một số tác phẩm Độc tiểu thanh ký, cung oán ngâm khúc, chinh phụ ngâm
Đề bài: Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ trong một số tác phẩm Độc tiểu thanh ký, cung oán ngâm khúc, chinh phụ ngâm (yêu cầu lập dàn bài) I. Mở bài – Giới thiệu khái quát về ba tác giả và ba tác phẩm Độc tiểu thanh kí, cung oán ngâm khúc, chinh phụ ngâm II. Thân bài – Phân tích ...
Đề bài: Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ trong một số tác phẩm Độc tiểu thanh ký, cung oán ngâm khúc, chinh phụ ngâm (yêu cầu lập dàn bài) I. Mở bài – Giới thiệu khái quát về ba tác giả và ba tác phẩm Độc tiểu thanh kí, cung oán ngâm khúc, chinh phụ ngâm II. Thân bài – Phân tích khái quát nội dung và nghệ thuật của ba tác phẩm: so sánh sự khác nhau giữa ba tác phẩm, ba cuộc đời, ba người phụ nữ. Đồng thời rút ra những điểm ...
Đề bài: (yêu cầu lập dàn bài)
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về ba tác giả và ba tác phẩm Độc tiểu thanh kí, cung oán ngâm khúc, chinh phụ ngâm
II. Thân bài
– Phân tích khái quát nội dung và nghệ thuật của ba tác phẩm: so sánh sự khác nhau giữa ba tác phẩm, ba cuộc đời, ba người phụ nữ. Đồng thời rút ra những điểm chung về số phận của ba người con gái này.
– Sự khác nhau:
• Độc tiểu thanh kí là câu chuyện của cô gái mang tên Tiểu Thanh, cô vừa có sắc lại vừa có tài văn chương đàn họa. Thế nhưng số phận hẩm hiu xã hội phong kiến kia đã làm cho người con gái ấy bị chết một cách tất tưởi, oan ức. Người vợ cả của chồng cô đã tìm cách hãm hại cô đến chết. Cảnh Hồ Tây ngày xưa nên thơ trữ tình lắm nhưng giờ đây cũng thành một bãi gò hoang trống vắng. Nhà thơ đồng cảm với số phận người con gái mà viết mấy dòng để kính viếng nàng. Nàng vì xinh đẹp mà bị hãm hại chết, văn chương của nàng cũng liên lụy mà bị đốt đi. Nỗi sầu thế ấy liệu trời có thấu cho.
• Cung oán ngâm khúc: lại là câu chuyện về những người cung nữ sống trong cung với lầu nguyệt gác, cung quế, rèm ngà. Tưởng rằng sống trong cảnh cơm không lo đói, quần áo không lo thiếu, đồ ăn toàn những cao lương mỹ vị là vui. Thế nhưng người cung nữ cảm thấy cô đơn giữa chốn xa hoa ấy. Ban đầu họ được vua chúa sủng ái sau đó thì ngày chờ đêm mong cũng chẳng thấy các bậc vua chúa đâu. Cảnh làm vợ của những bậc vua chúa có hàng trăm cung nữ hầu hạ bên cạnh thật tủi nhục. Người cung nữ không chết thật như Tiểu Thanh nhưng cũng đang chết mòn, chết tâm hồn trong chốn “nhà lao” xa hoa tráng lệ ấy.
• Chinh phụ ngâm: là câu chuyện của một người chinh phụ có chồng phải đi lính. Người con gái ấy hãy còn trẻ, không bị ruồng bỏ như những nàng cung nữ, không bị hãm hại vì ganh ghét như nàng tiểu Thanh thế nhưng cũng đang chết mòn trong nỗi cô đơn dài dặng tựa miền biển xa. Nàng nhớ thương chồng của mình, hết đứng lại ngồi, hết mong rồi chờ nhưng tin chàng vẫn bạt vô âm tín. Nàng muốn gửi tấm lòng son sắt của mình tới chàng nhưng liệu có gửi được?.
– Điểm giống nhau của ba người con gái trong ba bài thơ:
• Cùng sống trong chế độ phong kiến xưa và phải chịu những hậu quả lạc hậu của chế độ đầy rãy những bất công đó
• Họ đều đã “chết”, có người chết thật nhưng có người thì cũng đang chết mòn, chết trong sự cô đơn
• Họ đều là những người con gái có đức tính tốt đẹp thế nhưng lại bị trà đạp, bị vùi dập
III. Kết luận
– Ba cuộc đời, ba người con gái tưởng chừng như khác nhau về số phận thế nhưng lại cho ta thấy một hiện thực xã hội phong kiến đáng ghét. Số phận của người con gái trong xã hội cũ là những số phận đầy bi kịch, sinh ra là phận nữ nhi là đã khổ rồi.
– Ba người con gái tiêu biểu cho ba kiểu người phụ nữ trong xã hội xưa: người tài sắc vẹn toàn, người cung nữ bên vua chúa, người vợ chung thủy.
– Tố cáo chế độ phong kiến: nàng Tiểu Thanh là người con gái Trung Quốc còn cung nữ và người chinh phụ là Việt Nam. Thế nhưng số phận bi kịch như nhau điều đó cho thấy chế độ phong kiến ở đâu cũng bất công, người phụ nữ nào, ở đâu mà sống trong xã hội phong kiến ấy thì đều chịu những thiệt thòi.