24/05/2018, 17:31

Bệnh ghẻ

là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, Hominis, (tiếng Việt gọi là cái ghẻ) chúng đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ, đó là một ...

là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, Hominis, (tiếng Việt gọi là cái ghẻ) chúng đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ, đó là một bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, nhất là ở những nơi chật chội, thiếu vệ sinh,...

Con cái ghẻ thường bò lên da về ban đêm cho nên hay lây lan cho những người dùng chung chăn chiếu. Ghẻ cũng có thể lây lan gián tiếp qua đồ dùng, đồ chơi trẻ em, quần áo hay trực tiếp qua bắt tay,... Cái ghẻ sẽ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.

Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 2 - 40 ngày, trung bình từ 10-15 ngày. Lúc đầu thấy ngứa ở các kẽ, như kẽ ngón tay, kẽ dưới vú (ở đàn bà), rãnh quy đầu, kẽ mông ở trẻ em,... Ngứa lan dần nhanh chóng ra toàn thân. Ngứa nhiều về ban đêm.

Tổn thương da cơ bản trong bệnh ghẻ là những mụn nước nhỏ mọc rải rác, không bao giờ mọc thành chùm. Mụn nước thường mọc ở vùng da non.

Đường hầm con cái ghẻ nông như một vết xước da rất nhỏ dài khoảng 10-15 mm, chỉ làm da hơi nổi lên và thường tận cùng bằng 1 chấm rất nhỏ màu trắng hoặc hơi nâu. Đường hầm thường hiếm thấy, nhưng khi thấy dường hầm thì có thể chẩn đoán xác định bệnh ghẻ.

Mụn nước trong như hạt ngọc, nhỏ bằng hạt tấm, đứng riêng rẽ, chứa nước trong (nếu chưa bị bội nhiễm).

Mụn nước có thể khu trú khắp cơ thể, nhưng thông thường hay ở các khe kẽ như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay mặt sau khuỷu tay, nách, vú, quy đầu, rốn, kẽ mông. Ở trẻ em thường hay khu trú ớ lòng bàn chân và các kẽ ngón chân.

Ngoài những tổn thương điển hình trên, bệnh ghẻ thường kèm theo một số tổn thương phối hợp như sân, mụn mủ, mụn nước làm cho ghẻ có hình thái rất đa dạng.

Con cái ghẻ có nhiều loại, có loài gây bệnh ở người, có loại ghẻ ở súc vật như ngựa, cừu, dê, lợn, chó, mèo, thỏ, chuột v.v... Cái ghẻ gây ghẻ cho súc vật cũng có thể truyền bệnh cho người nhưng ký sinh khác loại ở người.. Nó thường không có đường hầm và tổn thương có vảy phấn. Riêng loại ghẻ ớ lạc đà thì con cái ghẻ giống ở người và cũng có thể gây bệnh ghẻ ở người.

Nếu được điều trị bằng các loại thuốc chuyên dụng, bệnh ghẻ khỏi nhanh, có thế để lại sẩn ngứa hoặc chàm rất dai dẳng.

Nếu không được điều trị, bệnh không tự khỏi. Tiến triến ngày một nặng thêm và kèm theo các biến chứng như nhiễm khuẩn thứ phát, chàm hoá, có khi viêm cầu thận do nhiễm khuẩn phụ.

Chẩn đoán bệnh ghẻ khi có những triệu chứng sau:

Ngứa, nổi mụn nước ở những vùng da non.

Ngứa nhiều về đêm

mụn nước mọc riêng lẻ, không thành chùm

Xung quanh có nhiều người cùng bị ngứa

Điều trị bệnh tương đối dễ dàng, chỉ cần diệt hết kí sinh trùng gây bệnh và tránh không bị tái nhiễm Thuốc đặc hiệu để diệt cái ghẻ là DEP, bôi thuốc ngày 1-2 lần len chổ có mụn nước,ngứa. Khi có bội nhiễm do ghẻ, phải điều trị bằng kháng sinh thích hợp, hoặc dùng Xanh Methylen bôi lên chổ bị bội nhiễm. Khi bị ghẻ phải thay quần áo thường xuyên, it nhất là 1 lần/ngày. Quần áo thay ra phải giặt phơi ngoài ánh nắng, là kĩ 2 mặt. Nếu không có điều kiện thì quần áo phải để riêng 4-5 ngày mới được mặc lại.

Phòng khám da liễu

Để phòng bệnh ghẻ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân,nhà ở, dặc biệt là quần áo. Nhà ở phải thoáng mát, sạch sẽ, quần áo phải thay giặt thường xuyên.

0