Bệnh đốm rong trên cây sầu riêng phòng trừ như thế nào
October 8, 2018 | Cây ăn trái | Bệnh đốm rong là bệnh thường gặp nhất trên cây sầu riêng. Nguyên nhân gây bệnh là do tảo cephaleuros gây ra. Chúng tấn công gây hại và làm ảnh hưởng nặng nề đến khả năng cho trái. Năng suất thu hoạch của sầu riêng cuối mùa vụ giảm, cho nên hộ trồng ...
Bệnh đốm rong là bệnh thường gặp nhất trên cây sầu riêng. Nguyên nhân gây bệnh là do tảo cephaleuros gây ra. Chúng tấn công gây hại và làm ảnh hưởng nặng nề đến khả năng cho trái. Năng suất thu hoạch của sầu riêng cuối mùa vụ giảm, cho nên hộ trồng cần phải quan tâm đến vấn đề này. Tìm hiểu những triệu chứng biểu hiện khi bệnh vừa mới chớm. Áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh đốm rong trên cây sầu riêng kịp thời.
Nguyên nhân và triệu chứng biểu hiện của bệnh đốm rong
Tảo cephaleuros tấn công gây ra bệnh đốm rong trên cây sầu riêng. Không chỉ gây bệnh trên cây sầu riêng. Chúng còn tấn công gây bệnh trên nhiều cây trồng khác nữa.
Khi tảo tấn công cây sầu riêng chúng làm giảm sức sống, cây không được xanh tốt. Cơ hội thuận lợi để tảo tấn công cây trồng là khi cây được trồng trong điều kiện đất đai cằn cõi. Có nhiều cỏ dại và côn trùng khác cũng tấn công cây. Tảo cephaleuros tấn công lên lá, làm giảm khả năng quang hợp. Khi chúng tấn công lên vị trí cành và nhánh cây có biểu hiện nứt vỏ.
Biểu hiện của bệnh đốm rong trên cây sầu riêng là trên lá xuất hiện những nhánh lá non. Chúng xuất hiện những đốm nhung có màu sắc giống như sắt rỉ hoặc màu vàng cam. Những vết đóm này có thể tụ họp lại thành mảng lớn trên lá. Biểu hiện của bệnh trên cành non chính là những vết nứt. Từ những vết nứt này các loại sâu bệnh và côn trùng gây hại khác sẽ có cơ hội tấn công. Một thời gian sau những đốm rong này có màu xanh xám. Khả năng quang hợp của cây bị giảm sút trầm trọng.
Điều trị bệnh đốm rong trên cây sầu riêng
- Đất trồng sầu riêng phải là đất tốt, thông thoáng.
- Tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây.
- Mật độ trồng thích hợp, mục đích tạo độ thông thoáng cho cả vườn cây. Giúp cây phát triển thuận lợi, tránh không để cây thiếu dinh dưỡng kiệt sức. Như vậy sâu bệnh sẽ có cơ hội tấn công.
- Hộ trồng nên thăm vườn thường xuyên để có phát hiện ra sâu bệnh. Cần có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Bảo vệ cây tránh khỏi sự tấn công của côn trùng. Vô tình tạo điều kiện cho tảo cephaleuros có cơ hội tấn công.
- Cắt tỉa cành nhánh thường xuyên, để vườn cây được thông thoáng. Loại bỏ những cây bị sâu bệnh tấn công ra khỏi vườn, tiêu hủy ngay lập tức. Để mầm bệnh không bị lây lan sang những cây khác.
- Cần chăm sóc cây tốt để cây có sức đề kháng, chống lại sâu bệnh và các mầm bệnh gây hại tấn công.
- Phun thuốc đặc trị khi cây có những dấu hiệu biểu hiện như trên.
Áp dụng cách phòng bệnh đốm rong cho sầu riêng hiệu quả. Không trồng cây trên những vùng đất cằn cỗi thì bệnh sẽ không có cơ hội xuất hiện. Cây có sức sinh trưởng và cho năng suất cao.