23/05/2018, 18:49

Bệnh do rệp ở gà?

Ảnh minh họa I. VÒNG ĐỜI RỆP Rệp thường đẻ trứng trong những nơi rệp trú ẩn trong chuồng gà. Sau 2-3 ngày ấu trùng nở và lột xác thành nhộng. Sau 2 lần lột xác, nhộng phát triển thành rệp trưởng thành. Vòng thời gian kéo dài từ 1 tuần cho tới 1 tháng. Khi rệp trưởng thành, nó ...

Ảnh minh họa

I. VÒNG ĐỜI RỆP

Rệp thường đẻ trứng trong những nơi rệp trú ẩn trong chuồng gà. Sau 2-3 ngày ấu trùng nở và lột xác thành nhộng. Sau 2 lần lột xác, nhộng phát triển thành rệp trưởng thành. Vòng thời gian kéo dài từ 1 tuần cho tới 1 tháng. Khi rệp trưởng thành, nó có thể sống nhiều tháng mà không cần ăn. Rệp ký sinh trên gà, có loại thường xuyên như rệp vẩy chân hoặc có loại không thường xuyên như rệp đỏ.

II. TRIỆU CHỨNG

a, Rệp đở

Loại rệp này kiếm ăn trên ký chủ vào ban đêm, còn ban ngày thì lẩn trốn trong chuồng trại. Rệp thường hút máu của ký chủ làm cho gà con xơ xác, chậm lớn và đẻ giảm. Hoặc làm lây lan các bệnh truyền nhiễm khác từ con bệnh sang con khỏe qua vết cắn của rệp.

b, Rệp vẩy chân

Đây là loại rệp rất nhỏ, lây lan bằng tiếp xúc và tìm thấy ở phần không có lông của ký chủ như chân, mào, tích. Rệp hoạt động trên những vẩy của chân và tạo ra những bụi phấn xám rơi xuống nền chuồng và từ đó lan sang các vẩy khác. Trong trường hợp bệnh kéo dài, cẳng chân thường dầy lên gấp 2-3 lần so với bình thường. Do bị kích thích nên những phần mền có thể bị viêm. Kết quả gà trông xơ xác, thiếu máu và đẻ giảm.

c, Rệp cắn lông

Lọai rệp này gây kích thích bằng cách khoét những lỗ ở phần đáy lỗ chân lông, làm cho lông gà bị rụng hoặc bị gẫy. Xung quanh phần lông bị gẫy tập trung những vẩy cứng và sần sùi. trường hợp nặng giảm đẻ và tăng trọng cũng giảm.

d, Rệp túi khí

Rệp này sống ở đường hô hấp và túi khí của gà. Vòng đời của loại rệp này không rõ nhưng người ta nghi ngờ rằng: Những giai đoạn trung gian của rệp này là từ khí quản, khi gà ho bật ra miệng và nuốt vào ruột, sau đó bài tiết ra phân. Khi gà nhiễm bệnh nặng thấy chậm lớn, thở khó hoặc gây kế phát bệnh viêm đường hô hấp.

đ, Bệnh dưới da

Loại này thường bám vào da và thỉnh thoảng thấy ở gà nuôi nền đất.

III. CHẨN ĐOÁN

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và vạch lông tìm rệp trên cơ thể gà hoặc xung quanh nền chuồng, có một vài loại nhỏ không nhìn thấy được bằng mắt thường do vậy phải dùng kính lúp hoặc kính hiển vi.

IV. PHÒNG TRỊ BỆNH

Cách phòng như phòng trị bệnh của rận. Riêng đối với rệp túi khí thì trị không có kết quả.

0