Bệnh di truyền có ảnh hưởng đến IQ?
Không nhiều người thông minh như Einstein, nhưng có những địa phương mà người dân có chỉ số IQ cao hơn những nơi khác. Người ta không khỏi đặt câu hỏi vì sao? Những bệnh truyền nhiễm là yếu tố “ cướp đi ” một số lớn năng lượng dùng để phát triển bộ não. Có một giả thuyết cho ...
Không nhiều người thông minh như Einstein, nhưng có những địa phương mà người dân có chỉ số IQ cao hơn những nơi khác. Người ta không khỏi đặt câu hỏi vì sao?
Những bệnh truyền nhiễm là yếu tố “cướp đi” một số lớn năng lượng dùng để phát triển bộ não. Có một giả thuyết cho rằng đó là nguyên nhân làm xuất hiện sự khác biệt giữa trí thông minh của con người.
Theo Livescience, một nghiên cứu cho thấy rằng một đứa trẻ mới ra đời cần tới 90% số calo của mình để tạo ra và vận hành bộ não. (Thậm chí khi đã trưởng thành, riêng bộ não bé nhỏ ấy vẫn tiêu thụ đến 1/4 tổng năng lượng của chúng ta). Nếu trong thời thơ ấu, khi bộ não đang hình thành lại xảy ra chuyện gì đó thì não cũng phải hứng chịu. Những bệnh truyền nhiễm là yếu tố “cướp đi” một số lớn năng lượng dùng để phát triển bộ não. Có một giả thuyết cho rằng đó là nguyên nhân làm xuất hiện sự khác biệt giữa trí thông minh của con người.
Rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số IQ trung bình khác nhau giữa dân tộc này và dân tộc khác cũng như trong cùng một dân tộc có sự khác nhau giữa địa phương này và địa phương khác. Các nhà khoa học đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu nguyên nhân. Trọng tâm của những cuộc thảo luận là yếu tố nào, di truyền hay môi trường sống hoặc cả hai ảnh hưởng lớn đến não.
Người ta cho rằng IQ cao hay thấp liên quan đến hàng loạt nguyên nhân: được học lúc nhỏ ở trường tốt hay không, trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ, vị trí công tác, tiền lương, nguy cơ béo phì… Tất cả là những điều phải cân nhắc.
Có sự khác biệt trong trí thông minh của những người ở vùng khác nhau?
(Ảnh minh họa: Wordpress)
Nhiều nhà khoa học đã đề cập đến bức tranh IQ trên toàn cầu. Nigel Barber cho rằng IQ phụ thuộc chủ yếu vào trình độ học vấn. Donald Temper và Haroko Arikawa lý luận rằng khí hậu nơi nào càng lạnh, càng khó sống, phải cố gắng để tồn tại làm IQ tăng lên. Satoshi Kanazawa đặt giả thiết sự tiến hoá buộc IQ phải cao ở những vùng xa với nguồn gốc tiến hoá của loài người: vùng hạ Sahara của châu Phi. Một giả thuyết khác: Tổ tiên của chúng ta nếu chỉ ở nguyên một chỗ chẳng cần nghĩ ngợi gì nhiều, nhưng nếu di cư đi tìm nơi ở mới, gặp các môi trường đầy thách thức thì trí thông minh buộc phải tiến hoá hơn để sống còn. Điều này xem ra có vẻ hợp lý hơn cả.
Năm 2010, người ta phát hiện sự phụ thuộc mạnh mẽ giữa IQ và các bệnh truyền nhiễm bằng những so sánh thống kê giữa 2 yếu tố này ở các vùng khác nhau trong các thời đại khác nhau và đi đến kết luận: Bệnh truyền nhiễm có thể là cơ sở quan trọng duy nhất để dự đoán chỉ số IQ trung bình.
Giả thuyết dường như không chỉ đúng ở các quốc gia, các vùng địa lý mà còn đúng với các cá nhân. Có những nghiên cứu chứng minh trẻ em nhiễm giun sán đường ruột khi trưởng thành có chỉ số IQ thấp. Một nghiên cứu khác chỉ ra tại nhiều vùng ở Mehico, chỉ số IQ trung bình tăng lên sau khi xoá được bệnh sốt rét. Các nghiên cứu ở các quốc gia khác cũng khẳng định điều này.
Tại Mỹ, IQ trung bình thay đổi theo từng tiểu bang (người dân ở các bang Massachusetts, New Hampshire và Vermont có IQ ở mức cao, còn ở bang California, Louisiana và Mississippi có IQ ở mức thấp). Bệnh truyền nhiễm là cơ sở quan trọng để dự báo chỉ số IQ và đúng với số liệu điều tra. Năm bang có chỉ số IQ thấp nhất đều là 5 bang có tỷ lệ bệnh truyền nhiễm cao nhất.
Cho tới nay, các dẫn chứng đều đưa đến kết luận bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân đầu tiên làm thay đổi trí thông minh của con người trên toàn cầu. Vì đây là một nhân tố “động” (có thể thay đổi được) hơn là nhân tố di truyền nên là một tin tốt lành cho những ai có ý định xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, liên quan đến chỉ số IQ (vì nếu chỉ tính đến yếu tố di truyền thì khó mà thay đổi được IQ).
Vấn đề còn lại là tìm hiểu bệnh truyền nhiễm nào có ảnh hưởng nhất đến phát triển bộ não.