Bệnh chết nhanh trên cây tiêu và các phòng trừ
October 31, 2018 | Cây công nghiệp • Tiêu | Bệnh chết nhanh trên cây tiêu khiến cây đang xanh tốt nhanh chóng héo rũ và chết dây sau đó. Quan sát phần gốc tiêu chúng ta sẽ thấy phần rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ cây bốc ra mùi hôi nhẹ. Khi cây có triệu chứng héo rũ thì khoảng ...
Bệnh chết nhanh trên cây tiêu khiến cây đang xanh tốt nhanh chóng héo rũ và chết dây sau đó. Quan sát phần gốc tiêu chúng ta sẽ thấy phần rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ cây bốc ra mùi hôi nhẹ. Khi cây có triệu chứng héo rũ thì khoảng 7-10 ngày sau đó cây chết hẳn, với thời gian ngắn như vậy thì hộ trồng thường sẽ không kịp trở tay vì nấm gây bệnh đã tấn công vào bộ rễ 2-3 tháng trước đó. Các biện pháp chữa trị bệnh chết nhanh tốn kém nhưng không hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu
Nấm Phytophthora kết hợp tấn công đồng loạt với 5-7 loại nấm khác vào tắt cả các bộ phận của cây tiêu như lá, đốt, chùm quả, rễ thông qua các vết thương hỡ. Tấn công gây bệnh cho cây, chỉ trong thời gian ngắn 5-7 ngày nấm và vi khuẩn gây hại sẽ tấn công phá hủy bộ rễ. Khiến cho việc dẫn nước lẫn chất dinh dưỡng lên thân tiêu bị gián đoạn. Cây không có chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận bên trên khiến cây chết đột ngột. Để khắc phục là điều vô cùng khó khăn
Bệnh tiêu chết nhanh thường bùng phát mạnh vào mùa mưa nhất là những đợt hạn hán kéo dài, nhiều cơn mưa lớn xẩy ra. Bệnh lây lan trên diện rộng thông qua nước mưa và dụng cụ làm vườn tiếp xúc với cây.
Cách phòng trừ bệnh chết nhanh cho tiêu
- Không nên trồng cà phê, trồng tiêu trên vườn đã nhiễm tuyến trùng trước đó. Muốn trồng thì cần tiến hành làm đất cho thật kỹ, cày xới và thu gom rễ phơi đất luân canh qua 2-3 vụ trồng cây hoa màu để diệt mầm bệnh tuyến trùng bên trong đất.
- Nên xử lý hom tiêu, bầu ươm bằng thuốc đặc trị nấm.
- Xử lý hố trồng bằng các loại thuốc đặc trị nấm và thực hiện việc này 10-15 ngày trước khi trồng.
- Chọn mua cây giống tiêu có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức đề kháng cao như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Trâu, tiêu ghép.
- Vào mùa mưa nên tạo môi trường thông thoáng cho vườn, trong vườn trồng tiêu bằng cây trụ sống thì nên tiến hành rong tỉa vườn vào đầu mùa mưa.
- Không tạo bồn, đánh rãnh thoát nước ngay vị trí giữa hàng tiêu nhầm tránh hiện tượng đọng nước khi mùa mưa đến. Vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm sinh sôi.
- Tủ gốc giảm thoát hơi nước vào mùa khô nhưng không nên tủ kín cả gốc mà cần chừa cách gốc chừng 20-30cm. Lượng nước tưới vừa đủ không nên tưới tràn lan vô tình làm bệnh lây lan nhanh.
- Tán tiêu sát gốc cắt bỏ từ đất lên 30cm để tạo sự thông thoáng cho khu vườn.
- Nên pha loãng phân hóa học khi bón, không bón quá nhiều phân trong một lần vô tình sẽ làm xót rễ như vậy nấm rất dễ dàng tấn công gây bệnh.
- Bón phân chuồng cần ủ và xử lý cho thật hoai mục trước đó.
- Đào rãnh xịt thuốc nấm vào rãnh trước khi bón phân vào 10-15 ngày, bón phân chuồng và cây xanh xuống hố rồi lấp đất lại.
- Làm cỏ, đào xới cách gốc tiêu chừng khoảng 30cm và hạn chế tối đa việc làm tổn thương bộ rễ của cây. Cỏ mọc sát gốc tiêu thì nên nhổ bằng tay.
Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây tiêu hộ nông cần phun thuốc BVTV diệt trừ tuyến trùng, diệt nấm vào đầu mùa mưa và sau đó 30-40 ngày phun thêm đợt nữa. Thuốc sử nên sử dụng Metalaxyl, Mancozeb, Streptomycin, Kasugamycin…liều lượng như trên hướng dẫn bao bì.