28/02/2018, 16:28

Bầu trời nước Anh bỗng đỏ rực lửa như đến Tận thế, và đây là nguyên nhân

Khi bầu trời trở nên đỏ rực, người dân tại London và nhiều nơi thuộc Anh Quốc đã nghĩ về ngày tận thế. Nhưng tất cả đều có lý do. Những ngày gần đây, người dân tại London và nhiều khu vực thuộc Anh Quốc đã được chứng kiến một cảnh tượng hết sức kỳ lạ. Bầu trời thành phố họ ở bỗng nhiên tối ...

Khi bầu trời trở nên đỏ rực, người dân tại London và nhiều nơi thuộc Anh Quốc đã nghĩ về ngày tận thế. Nhưng tất cả đều có lý do.

Những ngày gần đây, người dân tại London và nhiều khu vực thuộc Anh Quốc đã được chứng kiến một cảnh tượng hết sức kỳ lạ. Bầu trời thành phố họ ở bỗng nhiên tối dần, chuyển sang màu đỏ rực ngay giữa trưa, trong khi tháng 10 là thời điểm có thời tiết nhẹ nhàng, tĩnh lặng nhất trong năm.

Bầu trời thành phố họ ở bỗng nhiên tối dần, chuyển sang màu đỏ rực ngay giữa trưa.
Bầu trời thành phố họ ở bỗng nhiên tối dần, chuyển sang màu đỏ rực ngay giữa trưa.

Bầu trời của London vào ngày 16/10.
Bầu trời của London vào ngày 16/10.

Hiện tượng đã khiến rất nhiều người cảm thấy băn khoăn, thậm chí là sợ hãi khi nghĩ đến ngày tận thế trong Kinh thánh. Tuy nhiên, tất cả đều có lý do của nó.

Theo chuyên gia từ Met Office - một công ty cung cấp dịch vụ khí tượng của Anh, nguyên nhân của hiện tượng bắt nguồn từ cơn bão Ophelia đổ bộ vào Cộng hòa Ireland trước đó. Ophelia gây ra mưa lớn và gió giật cực mạnh, giống mọi cơn bão khác. Tuy nhiên, cơn bão này còn kéo theo cát bụi từ sa mạc Sahara, khiến không khí ngập tràn phân tử cát.

Nguyên nhân của hiện tượng bắt nguồn từ cơn bão Ophelia đổ bộ vào Cộng hòa Ireland trước đó.
Nguyên nhân của hiện tượng bắt nguồn từ cơn bão Ophelia đổ bộ vào Cộng hòa Ireland trước đó.

Cát phản ứng với ánh sáng từ Mặt trời, gây ra hiện tượng tán xạ. Trong đó, chỉ ánh sáng đỏ lọt qua được, còn ánh sáng xanh bị xáo trộn và phản xạ ngược lại khí quyển. Kết quả, chúng ta có bầu trời đỏ rực, u tối hơn bình thường.

"Những cơn gió từ phía Nam đã mang theo cát bụi từ Sahara, và bụi sẽ làm tán xạ ánh sáng xanh từ Mặt trời, cho ánh sáng đỏ đi qua nhiều hơn" - trích lời các chuyên gia của Met Office.

0