25/04/2018, 22:34

Báo cáo thực hành: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho, Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric – Dụng cụ: 2 ống nghiệm,...

Bài 14. Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ photpho – Báo cáo thực hành: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric – Dụng cụ: 2 ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm, bộ giá thí nghiệm… Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric ...

Bài 14. Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ photpho – Báo cáo thực hành: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric

– Dụng cụ: 2 ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm, bộ giá thí nghiệm…

Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric

– Dụng cụ: 2 ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm, bộ giá thí nghiệm

– Hóa chất: (HNO_3), NaOH.

– Tiến hành thí nghiệm: SGK.

– Hiện tượng:

   + Mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.

   + Ở ống 1: Có khí màu nâu thoát ra.

   + Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.

– Giải thích:

   + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa (HNO_3) đặc có khí (NO_2) màu nâu bay ra vì (HNO_3) đặc bị khử đến (NO_2). Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra (Cu(NO_3)_2).

   + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa (HNO_3) loãng và đun nóng có khí NO không màu bay ra, sau chuyển thành (NO_2) màu nâu đỏ. Dung dịch chuyển sang màu xanh lam của (Cu(NO_3)_2).

– Phương trình hóa học:

(Cu + 4HNO_3 đặc → Cu(NO_3)_2 + 2NO_2↑ + 2H_2O)

(3Cu + 8HNO_3 loãng → 3Cu(NO_3)_2 + 2NO↑ )

(+ 4H_2O)

   (2NO + O_2 → 2NO_2)

Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

– Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.

– Hóa chất: (KNO_3).

– Tiến hành thí nghiệm: SGK.

– Hiện tượng:

   + Mẩu than bùng cháy trong (KNO_3) nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do (KNO_3) bị phân hủy.

– Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có (O_2). Có tiếng nổ lách tách là do (KNO_3) nhiệt phân giải phóng khí (O_2).

– Phương trình hóa học:

   (2 KNO_3 → 2KNO_2 + O_2↑)

   (C + O_2 → CO_2)

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

– Dụng cụ: 3 Ống nghiệm.

– Hóa chất: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

– Tiến hành thí nghiệm: SGK.

– Hiện tượng: Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.

   + Phân đạm amoni sunfat: Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd ((NH_4)_2SO_4).

   (2NaOH + (NH_4)_2SO_4 → Na_2SO_4 + 2NH_3↑ )

(+ 2H_2O)

   (NH4^+ + OH^- → NH3↑ + H_2O))

   + Phân kali clorua và phân supephotphat kép:

Ở ống nghiệm có ↓trắng (=>) dd KCl

Ống nghiệm không có ↓ (=>) dd (Ca(H_2PO_4)_2)

   (AgNO_3 + KCl → AgCl↓ + KNO_3)

  ( Ag^+ + Cl^- → AgCl↓)

oranh11

0 chủ đề

23755 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0