27/02/2018, 23:06

Bạn già đi từ lâu trước khi có nếp nhăn

Các bác sĩ Pháp nhận thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, vì thế khi một người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Dưới đây là thời điểm mà các phần khác nhau trong cơ thể bạn bắt đầu thua cuộc trong cuộc chiến với thời gian: 1. Não: ...

Các bác sĩ Pháp nhận thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, vì thế khi một người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai.

Dưới đây là thời điểm mà các phần khác nhau trong cơ thể bạn bắt đầu thua cuộc trong cuộc chiến với thời gian:

1. Não: Bắt đầu già đi ở tuổi 20.

Khi chúng ta nhiều tuổi hơn, số tế bào thần kinh trong não giảm xuống. Chúng ta bắt đầu với khoảng 100 tỷ neuron thần kinh, nhưng ở tuổi 20, nó bắt đầu ít đi. Vào tuổi 40, chúng ta mất đi khoảng 10.000 neuron mỗi ngày, ảnh hưởng đến trí nhớ, sự hợp tác và chức năng não.

2. Ruột: Bắt đầu thoái hóa ở tuổi 35

Một bộ ruột khỏe mạnh có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Nhưng lượng vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Kết quả là chúng ta tiêu hóa kém hơn và tăng các bệnh ở nội tạng này.

3. Ngực: Bắt đầu già ở tuổi 35

Vào giữa tuổi 30, ngực của phụ nữ bắt đầu mất dần mô và chất béo, làm giảm kích cỡ và độ đầy đặn. Hiện tượng võng xuống bắt đầu ở tuổi 40 và núm vú co lại đáng kể.

4. Bàng quang: Bắt đầu hư hại ở tuổi 65

Việc mất kiểm soát bọng đái thường xảy ra khi bạn đến 65 tuổi. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn. Khả năng chứa nước tiểu của bàng quang một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.

5. Phổi: Bắt đầu thoái hóa ở tuổi 20

Dung tích của phổi bắt đầu giảm chậm dần từ tuổi 20. Vào tuổi 40, một số người thực sự bị bệnh khó thở, là do cơ và khoang xương sườn kiểm soát việc thở bị cứng lại.

6. Giọng nói: Già đi từ tuổi 65

Giọng nói của chúng ta trở nên nhỏ hơn và khàn hơn theo tuổi tác. Các mô mềm trong khoang âm thanh yếu đi.

7. Mắt: Bắt đầu thoái hóa từ tuổi 40

Kính trở nên thông dụng với nhiều người ở độ tuổi 40, thường do viễn thị. Khi già đi, khả năng tập trung của mắt của chúng ta kém hơn do cơ mắt yếu hơn.

8. Trái tim: Già đi ở tuổi 40

Trái tim bơm máu kém hiệu quả hơn quanh cơ thể khi chúng ta nhiều tuổi dần. Đàn ông trên 45 và phụ nữ trên 55 là có nguy cơ bị các cơn đau tim nhiều nhất.

9. Gan: Bắt đầu hư hỏng ở tuổi 70

Đây là cơ quan duy nhất trong cơ thể dường như bất chấp quá trình già cả thông thường. Nếu một người không uống rượu, hút thuốc hoặc bị bệnh truyền nhiễm, thì người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.

10. Thận: Suy thoái từ tuổi 50

Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.

11. Xương: Già đi ở tuổi 35

Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Nhưng ở tuổi 35, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.

12. Da: Từ giữa tuổi 20

Đừng nghĩ rằng khi có nếp nhăn trên da mới là già, chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.

13. Khả năng sinh sản: Suy giảm từ tuổi 35

Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống. Nam giới cũng bắt đầu mất dần quyền làm cha ở quanh tuổi này.

0