Bài viết số 1 lớp 10 đề 3: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ mà anh chị yêu thích
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bài tập làm văn số 1 đề 5 lớp 10 về một bài thơ hoặc một tác phẩm mà anh chị yêu thích. Đến với văn chương, sự sống như được lai tạo. Mỗi lần một người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập. Mỗi trang văn hay bài thơ như những trang ...
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bài tập làm văn số 1 đề 5 lớp 10 về một bài thơ hoặc một tác phẩm mà anh chị yêu thích. Đến với văn chương, sự sống như được lai tạo. Mỗi lần một người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập. Mỗi trang văn hay bài thơ như những trang hoa, tờ hoa làm rung động tận đáy hồn ta bởi vẻ đẹp cả về hồn lẫn xác. Chính vì thế, văn chương nhờ vậy được ví như một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để thay đổi cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch, phong phú hơn. Dù thơ hay văn xuôi đều là những tác phẩm chân chính mang tính định hướng thẩm mĩ, giáo dục cho người đọc. Hôm nay, mình sẽ giúp các bạn cảm nhận về một bài thơ hoặc một tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích nhé, và cụ thể là bài Sang Thu của Hữu Thỉnh nhé. Với đề bài này, các bạn cần giới thiệu tác giả, tác phẩm, phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ấy nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé. Sang thu là 1 tác phẩm cực kỳ hay và được nhiều người yêu thích LẬP DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 ĐỀ 5 LỚP 10 NÊU CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ HOẶC MỘT NHÀ THƠ MÀ ANH CHỊ YÊU THÍCH 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm(Sang Thu). Nêu khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. 2.THÂN BÀI: Nội dung: Khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên trong không gian làng quê. Hương ổi chín là tín hiệu báo thu sang. Sương chùng chình như giăng mắc khắp không gian. Khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên trong không gian đất trời: Sông dềnh dàng, không vội vã như mùa hạ. Chim nhanh chóng bay về phương nam tránh rét. Đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, nửa chuyển về mùa thu. Những triết lí nhân sinh sâu sắc của tác giả: Khi đã qua bao nhiêu khó khăn, thăng trầm con người sẽ trở nên điềm tĩnh, chín chắn hơn. Nội dung: Thể thơ 5 chữ. Ngôn ngữ giản dị mà giàu sức gợi của cảm xúc, cảm giác. Giọng thơ dịu dàng, đằm thắm, truyền cảm. Hình ảnh quen thuộc nhưng vẫn có sự sáng tạo, khám phá riêng. 3.KẾT BÀI: Nêu cảm nhận về bài thơ. Khẳng định tài năng của tác giả. BÀI LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 ĐỀ 5 LỚP 10 PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ HOẶC MỘT TÁC PHẨM MÀ ANH CHỊ YÊU THÍCH YÊU THÍCH - SANG THU Mỗi tác phẩm đều để lại những dòng chảy qua tâm hồn ta, bồi đắp cho ta những tình cảm cao quý, thiêng liêng của tâm hồn con người, để từ đó hướng ta đến thế giới của chân thiện mĩ. Và trong cái tháp ngà văn chương ấy, trong cái mùa thu là thơ của đất trời, thơ là thu của hồn người tôi vẫn bị ám ảnh bởi những vần thơ của Hữu Thỉnh trong bài Sang Thu. Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc những cảm nhận tế vi của mình trong thời khắc giao mùa khi thu sang. Mở đầu bài thơ, Hữu Thỉnh đã đưa con tàu không gian của mình ngao du trong không gian tinh tế của làng quê lúc sang thu. Một hồn thơ tinh tế được bộc bạch, góp phần làm tăng thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.” Vẫn là mùa thu ấy, mùa thu đã làm say đắm suối rượu nguồn tình của bao thi nhân, từ Tam thu bất biến của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, hay Thu Hứng của Đỗ Phủ đến Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, là một lần người đọc được khám phá những đắc sắc và hương vị riêng của mùa thu. Đến Hữu Thỉnh, mùa thu lại khoác lên mình một chiếc áo mới, trong không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ bỗng tinh tế nhận ra mùi hương ổi chín. Đó là mùi vị ngọt ngào, nồng nàn thanh mát của quê hương, của những tâm hồn đã chắt chiu vun trồng nên hương ổi. Dó là hương vị que thuộc, bình dị gợi nhắc đến màu thu quê hương. Không phải là lá ngô đồng như trong thơ cảu Bích Khuê, cũng không phải là hương cốm trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, bằng cảm nhận và tình yêu quê tha thiết, hương ổi đã phả vào tâm hồn nhà thơ, đánh thức những ảm nhận riêng để ngỡ ngàng nhận ra mùa thu đã đặt chân xuống trần gian tuyệt diệu. Nhưng hương ổi mạnh mẽ, ngọt ngào phả vào trong gió se, càng làm quyện đọng vị ngọt và sánh mịn của hương ổi. Nhưng Hữu Thỉnh cũng cho ta những cảm nhận về đám mây khi thu chớm sang: “sương chùng chình qua ngõ.” Hữu Thỉnh lại tiếp tục gây ấn tượng với người đọc bởi những chất liệu để làm nên trang hoa, tờ hoa của Sang Thu. Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất, là sắc đẹp của nữ hoàn nghệ thuật để làm quen với độc giả, và nhà thơ thu của chúng ta đã sáng tạo tài tình được ngôn ngữ giàu sức gợi qua từ “chùng chình”, diễn tả vẻ đẹp mộng mơ, duyên dáng và yêu kiều như nàng thiếu nữ đang e ấp duyên dáng bao quanh xóm làng. Cảnh vật không gian làng quê ngập chìm trong màn sương khói mờ ảo, giăng mắc như làm thiên nhiên thêm huyền ảo, lung linh hơn. Một bức tranh thủy mặc như được tạc dựng. Và trước hương ổi trong gió se, trước đám mây chùng chình kia, thi nhân của chúng ta ngỡ ngàng “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng bâng khuâng, man mác của nhà thơ, cũng như vẻ ngờ ngợ không dám tin rằng thu đã về đấy rồi. Đó là sự luyến tiếc của âm hồn thi nhân, vừa ngỡ ngàng với thu sang, vừa luyến tiếc khi hạ đã rời đi. Quả là một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Sang đến khổ thơ tiếp theo, là sự cảm nhận tinh tế của thiên nhiên mùa thu trong không gian đất trời. Sự tinh tế và tấm lòng khát khao giao cảm, muốn nắm bắt sự thay đổi của vạn vật đã được bộc lộ rõ: “ Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.” Sự tinh tế của tác giả tiếp tục được khơi nguồn bằng những cảm hứng rất riêng về thiên nhiên đất trời khi thu sang. Dòng sông mùa thu không còn vẻ vội vàng, gấp gáp và chảy xiết như trong những ngày hạ, sông êm đềm, tĩnh lặng, yên ả uốn mình hiền hòa sau lũy tre xanh xanh của làn quê. Những cánh chim bắt đầu, cho thấy sự quan sát rát tinh của Hữu Thỉnh khi nhận ra sự chuyển dời của đàn chim tìm nơi trú ẩn cũng là dấu hiệu nhắc thu sang. Và đám mây kia chính là điểm nhấn cho nền trời, cho bức tranh thiên nhiên quyến rũ, xinh tươi ấy. Đám mây vắt nửa mình, dường như cũng đang chứa đựng sụ lưu luyến, bịn rịn. Đám mây giống như cây cầu nối liền giữa mùa hạ và mùa thu để ngân rung mãi lên một nhịp riêng của đất trời, nhịp giao thời, nhịp chuyển mùa. Thu sang trong bao nhiêu của thi ca muôn thuở, nay trở về trong những câu thơ ủa Hữu Thỉnh sao vẫn đắm đuối, si mê lòng người như thế. Vậy là mùa thu trong không gian làng quê được cảm nhận mới tinh tế và nên thơ làm sao. Chỉ có thể yêu thiên nhiên lắm, Hữu Thỉnh mới vẽ nên một bức tranh thật đẹp, thật duyên đến vậy. Nhưng những cảm nhận tinh tế, những ngôn ngữ giàu sức gọi chưa phải là yếu tố đủ để Hữu Thỉnh làm nên giá trị cho bài thơ của mình, bởi giá trị của một tác phẩm trước hết ở giá trị tư tưởng của nó, và một lần nữa những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về cuộc đời mỗi con người lại khẳng định tài năng và tấm lòng của nhà thơ: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”. Không chỉ bằng tài năng và kĩ thuật, Hữu Thỉnh còn có một trái tim trìu máu đất và những tháng năm kinh nghiệm cuộc đời đã gửi đến cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh Hữu thỉnh đã gửi đến chúng ta những thông điệp thật ý nghĩa. Hình ảnh “nắng, mưa, sấm” là biểu tượng cho những sóng gió, thăng trầm của cuộc đời mà con người đã trải qua, khi đã đi qua bao nhiêu nắng mưa, bao nhiêu giông tố, con người dường như cũng trở nên điềm đạm, bình tĩnh hơn trước những thử thách, trông gai của cuộc đời. Con người khi trưởng thành “hàng cây đứng tuổi” sẽ không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi tre mà sẽ lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đười quật ngã mỗi bước đi. Phải chăng đó cũng chính là thông điệp sâu sắc mà Hữu thỉnh gửi gắm Thế là một lần nữa, quê hương và thiên nhiên thu sang tươi đẹp lại được khoác lên mình tấm áo mới qua cách sáng tạo của Hữu Thỉnh. Với thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng, ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, tinh tế giàu sức gợi, sức biểu cảm, Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc một bức tranh thiên nhiên lúc sang thu thật sự đẹp, thật duyên, thật tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết. “Sang Thu” của Hữu Thỉnh đã góp vào bản hoà ca mùa thu của quê hương, đất nước một tiếng nói riêng, đầy thi vị, ám ảnh, xúc động. Mỗi mùa lại có những hương sắc riêng và mỗi bài thơ, mỗi tài năng văn học đã góp phần làm nên điều ấy. Sang Thu của Hữu Thỉnh đã góp một tiếng nói riêng, đằm thắm vào một góc sang thu. Ngoài ra ban cũng có thể tham khảo thêm các đề khác của bài viết số 1 lớp 10 nhé: Bài viết số 1 lớp 10 đề 1: Cảm nghĩ về người thân yêu quý nhất của anh chị(cha mẹ hoặc bạn)
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bài tập làm văn số 1 đề 5 lớp 10 về một bài thơ hoặc một tác phẩm mà anh chị yêu thích.Đến với văn chương, sự sống như được lai tạo. Mỗi lần một người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập. Mỗi trang văn hay bài thơ như những trang hoa, tờ hoa làm rung động tận đáy hồn ta bởi vẻ đẹp cả về hồn lẫn xác. Chính vì thế, văn chương nhờ vậy được ví như một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để thay đổi cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch, phong phú hơn. Dù thơ hay văn xuôi đều là những tác phẩm chân chính mang tính định hướng thẩm mĩ, giáo dục cho người đọc. Hôm nay, mình sẽ giúp các bạn cảm nhận về một bài thơ hoặc một tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích nhé, và cụ thể là bài Sang Thu của Hữu Thỉnh nhé. Với đề bài này, các bạn cần giới thiệu tác giả, tác phẩm, phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ấy nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
Sang thu là 1 tác phẩm cực kỳ hay và được nhiều người yêu thích
LẬP DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 ĐỀ 5 LỚP 10 NÊU CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ HOẶC MỘT NHÀ THƠ MÀ ANH CHỊ YÊU THÍCH
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm(Sang Thu).
Nêu khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
2.THÂN BÀI:
- Nội dung:
- Khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên trong không gian làng quê.
- Hương ổi chín là tín hiệu báo thu sang.
- Sương chùng chình như giăng mắc khắp không gian.
- Khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên trong không gian đất trời:
- Sông dềnh dàng, không vội vã như mùa hạ.
- Chim nhanh chóng bay về phương nam tránh rét.
- Đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, nửa chuyển về mùa thu.
- Những triết lí nhân sinh sâu sắc của tác giả:
- Khi đã qua bao nhiêu khó khăn, thăng trầm con người sẽ trở nên điềm tĩnh, chín chắn hơn.
- Nội dung:
- Thể thơ 5 chữ.
- Ngôn ngữ giản dị mà giàu sức gợi của cảm xúc, cảm giác.
- Giọng thơ dịu dàng, đằm thắm, truyền cảm.
- Hình ảnh quen thuộc nhưng vẫn có sự sáng tạo, khám phá riêng.
3.KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận về bài thơ.
Khẳng định tài năng của tác giả.
BÀI LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 ĐỀ 5 LỚP 10 PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ HOẶC MỘT TÁC PHẨM MÀ ANH CHỊ YÊU THÍCH YÊU THÍCH - SANG THU
Mỗi tác phẩm đều để lại những dòng chảy qua tâm hồn ta, bồi đắp cho ta những tình cảm cao quý, thiêng liêng của tâm hồn con người, để từ đó hướng ta đến thế giới của chân thiện mĩ. Và trong cái tháp ngà văn chương ấy, trong cái mùa thu là thơ của đất trời, thơ là thu của hồn người tôi vẫn bị ám ảnh bởi những vần thơ của Hữu Thỉnh trong bài Sang Thu. Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc những cảm nhận tế vi của mình trong thời khắc giao mùa khi thu sang.
Mở đầu bài thơ, Hữu Thỉnh đã đưa con tàu không gian của mình ngao du trong không gian tinh tế của làng quê lúc sang thu. Một hồn thơ tinh tế được bộc bạch, góp phần làm tăng thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương:
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Vẫn là mùa thu ấy, mùa thu đã làm say đắm suối rượu nguồn tình của bao thi nhân, từ Tam thu bất biến của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, hay Thu Hứng của Đỗ Phủ đến Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, là một lần người đọc được khám phá những đắc sắc và hương vị riêng của mùa thu. Đến Hữu Thỉnh, mùa thu lại khoác lên mình một chiếc áo mới, trong không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ bỗng tinh tế nhận ra mùi hương ổi chín. Đó là mùi vị ngọt ngào, nồng nàn thanh mát của quê hương, của những tâm hồn đã chắt chiu vun trồng nên hương ổi. Dó là hương vị que thuộc, bình dị gợi nhắc đến màu thu quê hương. Không phải là lá ngô đồng như trong thơ cảu Bích Khuê, cũng không phải là hương cốm trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, bằng cảm nhận và tình yêu quê tha thiết, hương ổi đã phả vào tâm hồn nhà thơ, đánh thức những ảm nhận riêng để ngỡ ngàng nhận ra mùa thu đã đặt chân xuống trần gian tuyệt diệu. Nhưng hương ổi mạnh mẽ, ngọt ngào phả vào trong gió se, càng làm quyện đọng vị ngọt và sánh mịn của hương ổi. Nhưng Hữu Thỉnh cũng cho ta những cảm nhận về đám mây khi thu chớm sang:
“sương chùng chình qua ngõ.”
Hữu Thỉnh lại tiếp tục gây ấn tượng với người đọc bởi những chất liệu để làm nên trang hoa, tờ hoa của Sang Thu. Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất, là sắc đẹp của nữ hoàn nghệ thuật để làm quen với độc giả, và nhà thơ thu của chúng ta đã sáng tạo tài tình được ngôn ngữ giàu sức gợi qua từ “chùng chình”, diễn tả vẻ đẹp mộng mơ, duyên dáng và yêu kiều như nàng thiếu nữ đang e ấp duyên dáng bao quanh xóm làng. Cảnh vật không gian làng quê ngập chìm trong màn sương khói mờ ảo, giăng mắc như làm thiên nhiên thêm huyền ảo, lung linh hơn. Một bức tranh thủy mặc như được tạc dựng. Và trước hương ổi trong gió se, trước đám mây chùng chình kia, thi nhân của chúng ta ngỡ ngàng “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng bâng khuâng, man mác của nhà thơ, cũng như vẻ ngờ ngợ không dám tin rằng thu đã về đấy rồi. Đó là sự luyến tiếc của âm hồn thi nhân, vừa ngỡ ngàng với thu sang, vừa luyến tiếc khi hạ đã rời đi. Quả là một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết.
Sang đến khổ thơ tiếp theo, là sự cảm nhận tinh tế của thiên nhiên mùa thu trong không gian đất trời. Sự tinh tế và tấm lòng khát khao giao cảm, muốn nắm bắt sự thay đổi của vạn vật đã được bộc lộ rõ:
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Sự tinh tế của tác giả tiếp tục được khơi nguồn bằng những cảm hứng rất riêng về thiên nhiên đất trời khi thu sang. Dòng sông mùa thu không còn vẻ vội vàng, gấp gáp và chảy xiết như trong những ngày hạ, sông êm đềm, tĩnh lặng, yên ả uốn mình hiền hòa sau lũy tre xanh xanh của làn quê. Những cánh chim bắt đầu, cho thấy sự quan sát rát tinh của Hữu Thỉnh khi nhận ra sự chuyển dời của đàn chim tìm nơi trú ẩn cũng là dấu hiệu nhắc thu sang. Và đám mây kia chính là điểm nhấn cho nền trời, cho bức tranh thiên nhiên quyến rũ, xinh tươi ấy. Đám mây vắt nửa mình, dường như cũng đang chứa đựng sụ lưu luyến, bịn rịn. Đám mây giống như cây cầu nối liền giữa mùa hạ và mùa thu để ngân rung mãi lên một nhịp riêng của đất trời, nhịp giao thời, nhịp chuyển mùa. Thu sang trong bao nhiêu của thi ca muôn thuở, nay trở về trong những câu thơ ủa Hữu Thỉnh sao vẫn đắm đuối, si mê lòng người như thế. Vậy là mùa thu trong không gian làng quê được cảm nhận mới tinh tế và nên thơ làm sao. Chỉ có thể yêu thiên nhiên lắm, Hữu Thỉnh mới vẽ nên một bức tranh thật đẹp, thật duyên đến vậy.
Nhưng những cảm nhận tinh tế, những ngôn ngữ giàu sức gọi chưa phải là yếu tố đủ để Hữu Thỉnh làm nên giá trị cho bài thơ của mình, bởi giá trị của một tác phẩm trước hết ở giá trị tư tưởng của nó, và một lần nữa những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về cuộc đời mỗi con người lại khẳng định tài năng và tấm lòng của nhà thơ:
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
Không chỉ bằng tài năng và kĩ thuật, Hữu Thỉnh còn có một trái tim trìu máu đất và những tháng năm kinh nghiệm cuộc đời đã gửi đến cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh Hữu thỉnh đã gửi đến chúng ta những thông điệp thật ý nghĩa. Hình ảnh “nắng, mưa, sấm” là biểu tượng cho những sóng gió, thăng trầm của cuộc đời mà con người đã trải qua, khi đã đi qua bao nhiêu nắng mưa, bao nhiêu giông tố, con người dường như cũng trở nên điềm đạm, bình tĩnh hơn trước những thử thách, trông gai của cuộc đời. Con người khi trưởng thành “hàng cây đứng tuổi” sẽ không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi tre mà sẽ lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đười quật ngã mỗi bước đi. Phải chăng đó cũng chính là thông điệp sâu sắc mà Hữu thỉnh gửi gắm
Thế là một lần nữa, quê hương và thiên nhiên thu sang tươi đẹp lại được khoác lên mình tấm áo mới qua cách sáng tạo của Hữu Thỉnh. Với thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng, ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, tinh tế giàu sức gợi, sức biểu cảm, Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc một bức tranh thiên nhiên lúc sang thu thật sự đẹp, thật duyên, thật tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết. “Sang Thu” của Hữu Thỉnh đã góp vào bản hoà ca mùa thu của quê hương, đất nước một tiếng nói riêng, đầy thi vị, ám ảnh, xúc động.
Mỗi mùa lại có những hương sắc riêng và mỗi bài thơ, mỗi tài năng văn học đã góp phần làm nên điều ấy. Sang Thu của Hữu Thỉnh đã góp một tiếng nói riêng, đằm thắm vào một góc sang thu.
Ngoài ra ban cũng có thể tham khảo thêm các đề khác của bài viết số 1 lớp 10 nhé: