26/04/2018, 13:18

Bài VI.15 trang 103 Sách bài tập Vật Lý 12: Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơn-ghen là U = 20 kV....

Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơn-ghen là U = 20 kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm êlectron phát ra từ catôt bằng 0. Bài VI.15 trang 103 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12 – Bài tập cuối chương VI – Lượng tử ánh sáng VI.15. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơn-ghen là ...

Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơn-ghen là U = 20 kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm êlectron phát ra từ catôt bằng 0. Bài VI.15 trang 103 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12 – Bài tập cuối chương VI – Lượng tử ánh sáng

VI.15. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơn-ghen là U = 20 kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm êlectron phát ra từ catôt bằng 0. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 J.s ; điện tích nguyên tố bằng 1,6.10 -19 C ; vận tốc ánh sáng trong chân không bằng 3.108 m/s. Cho rằng mỗi êlectron khi đập vào đối catôt (hoặc anôt) có thể bị hãm lại và truyền hoàn toàn năng lượng của nó cho phôtôn tia Rơn-ghen mà nó tạo ra. Tính bước sóng ngắn nhất của tia Rơn-ghen mà ống này có thể phát ra.

Hướng dẫn giải chi tiết

Công mà điện trường giữa anôt và catôt của ống Rơn-ghen sinh ra khi êlectron bay từ catôt đến anôt bằng đô tăng động năng của êlectron :

( – e{U_{AK}} = {{ m{W}}_S} – {{ m{W}}_t} = {{m{v^2}} over 2} – 0 Rightarrow  {{m{v^2}} over 2} = e{U_{AK}})

Khi đập vào anôt thì êlectron truyền toàn bộ động năng của nó cho một nguyên tử và kích thích cho nguyên tử này phát ra tia Rơn-ghen. Nếu không bị mất mát năng lượng thì năng lượng cực đại của phôtôn tia Rơn-ghen đúng bằng động năng của êlectron :

(eqalign{
& {varepsilon _{max}} = h{f_{max}} = {{hc} over {{lambda _{min }}}} = {{m{v^2}} over 2} = e{U_{AK}} cr
& Rightarrow  {lambda _{min }} = {h over {e{U_{AK}}}} = 6,{2.10^{ – 9}}m cr} )

0