Bài văn phân tích nhân vật ông Hai số 5 - 10 Bài văn phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân
Kim Lân, ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm từ trước và Cánh mạng thang tám 1945 kiệt xuất. Ông đã xây dựng nên những người nông dân yêu nước chân thật và giản dị. Trong đó có ông Hai thu. Ông đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai để rồi nói lên niềm tậm sự của ...
Kim Lân, ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm từ trước và Cánh mạng thang tám 1945 kiệt xuất. Ông đã xây dựng nên những người nông dân yêu nước chân thật và giản dị. Trong đó có ông Hai thu. Ông đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai để rồi nói lên niềm tậm sự của mình theo tác phẩm "Làng" về cảnh người dân tản cư trong khán chiến chống Pháp, dù đó là những "đồng chí" rứt ruột ra đi từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình. Từ đó ông đã hóa than thành ônh Hai một cách thực sự.
Khi nhắc tới người nông dân Việt Nam thì ai cũng có thể liên tưởng đến sự cực khổ tận cùng dưới ách bóc lột của thực dân, song song với đó là lòng yêu sâu sắc, khắc vào tâm trí họ. Thật vậy, ông Hai là một người rất yêu nước, đặc biệt là yêu cái làng. Ông luôn nhớ về cái làng như "con nít nhớ cà rem", "cây kem nhớ tủ lạnh". Nhớ về những lúc cùng thanh niên làm việc "cùng hát hỏng, hông phèng, cùng đào, cùng cuốc, mê man suốt ngày".
Ông tự nghĩ một mình rồi tự vui một mình, tự "thấy mình trẻ ra", "thấy náo nức hẳn lên". Tuy đã được tản cư vào khu yên ổn, không bom, khong mìn,nhưng ông vẫn canh cánh trong lòng, lo lắng, "không biết cái chòi gác ỡ đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm". Ông buồn, buòn hẳn đi, có lẽ ông tự trách mình không trẻ được để ỡ lại chống giặc như các anh các chị thanh niên. Da diết "chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá". Ông lão nhớ cái làng như đứa trẻ thèm khát sữa mẹ, luồng sữa ấm nồng được nuôi dưỡng từ tình yêu thương và dinh dưỡng của người mẹ.
Còn ông, cái làng là nơi "chôn rau cắt rốn", là nơi ông sống từ lâu đời bấy lâu nay, là nơi tổ tiên ông định canh định cư bấy nhiêu đời, và cũng là niềm tự hào to lớn của ông. Niềm tự hào đó không dừng lại trước cái đình to lớn mà đi đâu ông cũng khoe mà cả con người ỡ đó, rồi cái sinh phần của ông Tổng đốc làng ông với những tản đá của ông Hoàng Thạch Công đánh rơi giày tượng đá bằng sứ của "Bát Tiên Quái Hải". Mỗi bận nói đến cái làng Chợ Dầu cua rông thì "hai con mắt sáng ra hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động". Giống, có lẽ giống với bản chất người nông dân thời bấy giờ, tình yêu làng chuyển sang và hình thành tình yêu nước mãnh liệt.
Kim Lân cũng để nhân vật của mình tiến triển như vậy. Ông Hai háo hức hẳn lênkhi nghe tin thắng trận về từ người khác. Hôm đó, khi nghe anh quân nhân đọc báo về chiến công của cách mạng thì "ruột gan ông cứ nhãy múa lên, vui quá!". Tỉ lệ thuận với tình yêu nướclà sự căm thù giặc đến tận xương tủy đến. Và ngược lại nếu như người ta đặt quá nhiều niềm tin vào một thứ gì đó thì khi sụp đổ họ sẽ mất cân bằng, mất niềm tin và đau đớn sẽ tràn ngập. Khi ông càng yêu cái làng, tôn thờ, tự hào, hãnh diện bao nhiêu thì nó lại càng tủi nhục, đau đớn, xé lòng bấy nhiêu khi ông nghe tin " cả làng chúng nó Việt gian theo Tây" từ miệng người đàn bà ẳm con.
Ông thực sự sốc, choáng váng "cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường chừng như đến không thở được. Một lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ" ông như không muốn tin điều đó là sự thật. Có lẽ ông đã không tin nên cất tiếng hỏi gặn lại "liệu có thật không, hở bác? Hay là chỉ lại..." hay là chỉ lại nhầm lẫn, hay là chỉ lại chiêu chia gián của địch. Có lẽ ông đã tự phân minh, biện bạch cho bản thân mình.
Ông đã tự tìm ngọn đuốc lẻ loi trong niềm tin của mình khi đã tan vỡ. Nhưng ngọn đuốc duy nhất và nhỏ bé ấy lại bị chính miệng người đàn bà đó dập tắt khi bà khẳng định chắc nịch rằng "thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên mà lại". Bất ngờ hơn nữa là "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác thần ra hoan hô. Thàng Chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con len vị trí với giặc ngoài tỉnh mà lại". Tai hi vọng vụt mất ngay, nó biến mất nhanh quá. Ông Hai bàng hoàng chấp nhận sự thật ấy một cách chua xót....
Có lẽ trong những ngày tủi nhục này, niềm ai ủi duy nhất đối với ông là những lúc ôm thằng con trai út vào lòng vỗ về nó, trò chuyện với nó, một mực nó vẫn “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Dù trong hoàn cảnh nào kể cả khi làng chợ Dầu của ông đã theo Tây, cha con ông vẫn một lòng một dạ theo kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ. Tấm lòng thủy chung son sắt của người nông dân đối với cách mạng thật cảm động. “Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai” là một lời nguyền của người nông dân với cách mạng.
Nhưng nỗi niềm vui sướng hả hê đã đến với ông Hai khi ông biết tin đích xác do ông chủ tịch làng cải chính cái tin làng chợ Dầu theo Tây. Nét mặt ông vui tươi rạng rỡ hẳn lên, mồm bôm bẻm nhai trầu, mắt hung hung đỏ hấp háy. Ông thân mật, vui vẻ cởi mở với con cái. Ông sung sướng múa tay lên mà đi khắp các nhà khoe với mọi người làng mình vẫn theo kháng chiến. Mặc dù biết tin nhà mình bị đốt, “đốt nhẵn” nhưng vẫn không nuối tiếc gì, ông còn tỏ ra hả hê khoe với bà con: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn”. Cho dù nhà có bị đốt nhưng niềm vui sướng, hãnh diện nhất về cái làng chợ Dầu của mình không theo Tây làm Việt gian, làng mình vẫn theo kháng chiến.
Niềm vui, nỗi buồn của người nông dân đều gắn chặt với cái làng quê thân yêu của họ. Nhà văn sống gần gũi, người nông dân, thấu hiểu tâmhồn của họ nên đã diễn tả được những nỗi thầm kín sâu xa của họ. Nhân vật ông Hai thật đáng yêu. Và ta càng cảm phục những người nông dân thật thà, chất phác, thủy chung như ông Hai trong hai cuộc kháng chiến vừa qua đã một lòng một dạ hi sinh vì cách mạng.