Bài văn kể về anh hùng dân tộc Võ Sĩ Giáp
Đề: Hãy kế một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta. Võ Sĩ Giáp là một trong hàng trăm liệt sĩ phi công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Anh hy sinh ngày 8.11.1972 sau một trận không chiến. Nhưng những chi tiết về trận đánh này và sự dũng ...
Đề: Hãy kế một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
Võ Sĩ Giáp là một trong hàng trăm liệt sĩ phi công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Anh hy sinh ngày 8.11.1972 sau một trận không chiến. Nhưng những chi tiết về trận đánh này và sự dũng cảm của anh giúp tránh tai họa cho hàng trăm con người thì không phải ai cũng tường tận. Tại nơi anh ngã xuống, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) nay đã dựng lên một văn bia tưửng nhớ người phi công quả cảm đã quên mình vì nghĩa lớn.
Anh Võ Sĩ Giáp sinh năm 1945, là con thứ hai trong một gia đình có tám anh em ở xã Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Từ khi còn ở nhà, anh đã là lao động chính. Lên cấp ba, đi học xa nhưng anh vẫn cô gắng giúp đỡ cha mẹ khi có thể. Học hết cấp ba, anh thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm I. Vậy là anh học trò nghèo xứ Nghệ một mình khăn gói lên đường ra thủ đô học đại học. Suốt những năm tháng sinh viên, anh không hề xin tiền gia đình mà tự làm thêm kiến tiền ăn học. Anh còn gửi tiền về nuôi các em ở nhà. Dù vừa học vừa làm, anh vẫn là một sinh viên xuất sắc của trường.
Năm 1965, đang học năm thứ ba Đại học Sư phạm I, anh trúng tuyển phi công. Anh từ giã mái trường lên đường nhập ngũ. Sau đó anh được đi đào tạo ở Trung Quốc và về công tác tại Trung đoàn Không quân 921.
Vào đầu những năm bảy mươi, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ dang ở giai đoạn ác liệt nhất thì mặt trận trên không cũng hết sức căng thẳng và phức tạp. Đế quốc Mĩ liên tục mở các cuộc tấn công bằng không quâri, hải quân ra miền Bắc. Nhiều cuộc đọ sức trên không đã diễn ra quyết liệt. Bộ đội không quân có nhiệm vụ đánh
địch trên không để bảo vệ các mục tiêu mặt đất, ngăn chặn các cuộc công kích từ xa, bảo vệ và tạo diều kiện cho lực lượng phòng không làm nhiệm vụ.
Ngày 8 / 5 / 1972, được lệnh của Sở chỉ huy Binh chủng, Trung đoàn 921 đã cho Biên đội 2 chiếc MIG - 21 gồm phi công Phạm Phú Thái - Biên đội trưởng, chỉ huy trận đánh, phi công Võ Sĩ Giáp bay số 2 xuất kích làm nhiệm vụ thu hút hỏa lực không quân tiêm kích địch để Trung đoàn Không quân 925đánh chặn, tiêu diệt khi chúng bay vào đánh phá Thủy điện Thác Bà. Quả nhiên, rất nhiều tiêm kích của địch đã hướng tầm quan sát về phía máy bay của anh. Biên đội 925 đã xuất kích đánh chặn và bấn rơi 2 máy bay địch, các chiếc khác chạy tán loạn không kịp thả bom. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Biên đội của anh nhanh chóng thoát li nhưng địch vẫn bám riết phía sau. Máy bay của anh bị trúng tên lửa của địch. Sở chỉ huy và Biên đội trưởng cho phép anh nhảy dù dể bảo vệ tính mạng, nhưng nhìn xuống là khu vực thành phô" Việt Trì, có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư đông đúc, nếu nhảy dù để máy bay rơi sẽ mất an toàn cho mặt đất, anh đã quyết định điều khiển máy bay ra khỏi khu công nghiệp Việt Trì.
Anh tiếp tục cố gắng lái chiếc máy bay bị thương về khu vực huyện Vĩnh Tường, khi máy bay hạ thấp độ cao, quan sát thấy phía dưới có trường học, học sinh dạng chơi đùa, anh đã kéo cần lái, cô" gắng đưa máy bay vượt ra khỏi trường họe. Chiếc MIG - 21 như một quả tên lửa khổng lồ vượt qua nóc trường học, lao xuống mảnh ruộng ngay bêh trường. Máy bay bị vỡ tung thành nhiều mảnh, anh bị thương nặng. Nhân dân địa phương dã kịp thời có mặt và cấp cứu cho anh. Khi tĩnh lại lần thứ hai, anh thều thào hỏi: "Các cháu học sinh có việc gì không?" Ngay sau đó, anh dược đưa về Bệnh viện Quân đội 108 chữa, nhưng vì chấn thương quá nặng, ba ngày sau (11/5/1972) anh đã hi sinh.
Năm 2006, ba mươi bốn năm sau ngày anh Võ Sĩ Giáp hi sinh, được sự nhất trí của Bộ Văn hóa - Thông tin, úy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Quân chủng Phòng không - Không quân cùng với nhân dân xã Thượng Trứng đã xây dựng công trình Bia tưởng niệm liệt sĩ, phi công Võ Sĩ Giáp tại nơi anh đã hi sinh.