Bài tuyên truyền về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh
Bài tuyên truyền về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh Nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em Nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em Nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm đối với ...
Bài tuyên truyền về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh
Nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em
Nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong bài viết này, VnDoc.com mời các bạn, quý thầy cô tham khảo bài viết tuyên truyền về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh.
Bài tuyên truyền phát động tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời
Bài tuyên truyền về An toàn giao thông
BÀI TUYỀN TRUYỀN VỀ VIỆC BẮT BUỘC ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐỐI VỚI HỌC SINH
Thực hiện Kế hoạch số .../KH-BATGT ngày .../.../20... của Ban An toàn Giao thông Thành phố ........... về kế hoạch hành động thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 20... trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số ... /KH-UBND huyện ............, ngày ... tháng ... năm 20... về việc Tổ chức thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 20... trên địa bàn huyện ..........; Hưởng ứng Tuần lễ an toàn đường bộ Toàn cầu lần thứ ... với chủ đề “Trẻ em và an toàn giao thông” do Liên Hợp Quốc phát động.
Căn cứ vào công văn số Số: .../KH-PGD&ĐT của Phòng Giáo dục và Đòa tạo ..................
Hôm nay, ngày ... / ... / 20..., trường ................. long trọng tổ chức tuyền truyền về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với HS trên địa bàn huyện ...............
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Mục đích:
Nhằm đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền sâu rộng quy định của Pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện đối với trẻ em; tạo được sự quan tâm, đồng thuận của toàn xã hội trong việc chấp hành quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm cho học sinh.
Đảm bảo tất cả học sinh đội mũ bảo hiểm khi đi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện, góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho học sinh.
2/ Yêu cầu:
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; đến từng cá nhân các đồng chí là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong toàn trường và phổ biến sâu rộng tới các phụ huynh học sinh quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện đối với học sinh và Kế hoạch số …/KH-BATGT ngày …/…/20… của Ban an toàn giao thông Thành phố về kế hoạch hành động thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 20… trên địa bàn Thành phố ………... Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm, ý thức tự giác chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh.
Phát huy vai trò của các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đội Sao đỏ trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền các quy định về đội mũ bảo hiểm trong học sinh.
Tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em thông qua các trường học.
Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động tuyên truyền, vận động, nhắc nhở với công tác kiểm tra đánh giá thi đua các nhà trường.
II/ NỘI DUNG THỰC HIỆN.
1/ Nội dung tuyên truyền, giáo dục:
Hình thức:
- Tuyên truyền cổ động trực quan và trực tiếp trong nhà trường bằng các hình thức:
+ Áp phích, băng rôn, khẩu hiệu;
+ Tuyên truyền trong buổi phát thanh măng non, các buổi sinh hoạt chi sao, chi đội, sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt Đội, Chi đoàn, các buổi họp Hội đồng sư phạm nhà trường, họp cha mẹ học sinh.
+ Trong các giờ giảng dạy trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, các hội thi; đặc biệt chú trọng tuyên truyền đối tượng là phụ huynh học sinh;
+ Tài liệu giáo dục trong nhà trường: tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với học sinh khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện do các cơ quan quản lý nhà nước, Thành phố ban hành.
b.Các khẩu hiệu tuyên truyền:
- Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
- Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ.
- Nhớ lời thầy, cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện.
2/ Các mốc thời gian kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở và xử lý vi phạm quy định pháp luật về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em:
a. Từ ngày 02 – 06/4/20…: Tổ chức tuyên truyền, treo Áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tại các nhà trường;
Từ ngày 06 – 09/4/20…: Kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh tại các trường học; tổ chức phê bình đối với các giáo viên, cán bộ nhà trường và học sinh vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm.
Ngày 10/4/20…: Phối hợp các lực lượng liên quan tổ chức: “Ngày cao điểm” kiểm soát, xử lý vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, tập trung khu vực xung quanh trường học vào ngày 10/4/20... Sau đó duy trì theo kế hoạch ,kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện trong tháng 5/20…, trong dịp hưởng ứng “Tuần lễ an toàn đường bộ toàn cầu lần thứ …”; kết quả được sử dụng trong công tác thi đua, khen thưởng về việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông với tổ chức cá nhân có liên quan vào cuối năm
BÀI TUYÊN TRUYỀN: Đội mũ bảo hiểm - tại sao không?
Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn. Hai con gái tôi có mang mũ nhưng không đội. Tai nạn xảy ra, cả 2 cháu đi, tôi coi như đã mất hết. Chỉ xin được nói một điều với tất cả mọi người, dù mũ xấu, mũ đẹp thì cũng hãy cứ đội khi tham gia giao thông. Đừng ai để xảy ra như con tôi…" - Đó là lời nói đẫm nước mắt của chị Kim Lan (trú tại đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh)
Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…
Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông là biện pháp quan trọng hàng đầu.”
- Quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Theo khoản 2, điều 30; khoản 2, điều 31 Luật giao thông đường bộ và Điều 8 của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/02/1013 của Bộ Khoa học và công nghệ - Bộ Công thương - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải quy định người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” có cài quai đúng quy cách.
- Giải thích về “mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy” và “cài quai đúng quy cách”.
* Theo khoản 2, điều 8 Thông tư liên tịch số 06 quy định “cài quai đúng quy cách” như sau:
+ Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khoá mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm.
+ Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
* Mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy”: căn cứ theo Thông tư liên tịch số 06 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN phải đảm bảo các tính năng:
- Mũ phải có cấu tạo đủ 03 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
- Được gắn dấu hợp quy CR (Đã được chứng nhận hợp quy)
- Trên mũ bảo hiểm có ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm là “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ - trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.
- Quy định về xử phạt.
Căn cứ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với hành vi người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” mà không cài quai đúng quy cách. Ngoài ra, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy chở người ngồi trên các loại phương tiện trên mà không đội mũ bảo hiểm “ dành cho người đi mô tô, xe máy” thì cũng sẽ bị xử phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
ĐỐ VUI:
Câu 1: Hãy kể tên một số khẩu hiệu tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm?
- Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
- Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ.
- Nhớ lời thầy, cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện.
- ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐÚNG QUY ĐỊNH KHI ĐI MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE ĐẠP ĐIỆN.
- TRẺ EM TRÊN 6 TUỔI PHẢI ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐÚNG QUY ĐỊNH KHI THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE
“Đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn là bảo vệ chính mình”.
Câu 2: Khi xảy ra tai nạn giao thông nếu không đội mũ bảo hiểm có thể bị làm sao?
Chết, chấn thương sọ não.
Câu 3: Đội mũ bảo hiểm như thế nào cho đúng cách?
+ Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khoá mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm.
+ Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.