15/01/2018, 10:43

Bài thu hoạch Lớp tập huấn cách đánh giá giờ dạy theo 12 tiêu chí cho giáo viên Trung học cơ sở

Bài thu hoạch Lớp tập huấn cách đánh giá giờ dạy theo 12 tiêu chí cho giáo viên Trung học cơ sở Bài thu hoạch đánh giá tiết dạy theo 12 tiêu chí Bài thu hoạch đánh giá giờ dạy theo 12 tiêu chí cho giáo ...

Bài thu hoạch Lớp tập huấn cách đánh giá giờ dạy theo 12 tiêu chí cho giáo viên Trung học cơ sở

Bài thu hoạch đánh giá giờ dạy theo 12 tiêu chí cho giáo viên THCS

là mẫu bài thu hoạch trong đợt tập huấn hè, giúp các thầy cô rút ra một số vấn đề về ưu, nhược điểm các tiêu chí đánh giá xếp loại mới, từ đó biết cách đánh giá một tiết học theo các tiêu chí cụ thể. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Bài thu hoạch lớp Đảng viên mới hay nhất

Bài thu hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

PHÒNG GD&ĐT NHƯ XUÂN

TRƯỜNG TH&THCS YÊN LỄ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH

Lớp tập huấn cách đánh giá giờ dạy theo 12 tiêu chí cho giáo viên

Trung học cơ sở

Thực hiện Công văn số 346/GDDĐT ngày 31/7/2017 của Trưởng phòng GD&ĐT Như Xuân về việc tập huấn, hội thảo, đánh giá, xếp loại giờ dạy theo 12 tiêu chí cho GV THCS.

Qua thời gian tập huấn bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và rút ra được một số vấn đề về ưu, nhược điểm các tiêu chí đánh giá xếp loại mới như sau:

Trước hết, giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo qui định của kế hoạnh dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đều được thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học. Đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.

Đánh giá một giờ dạy, phải xem xét, phân tích giờ dạy đó đã giải quyết được mức độ nào theo mục đích đặt ra trên cơ sở sử dụng phương pháp, phương tiện và cách tổ chức phù hợp với nội dung của giờ dạy đó. Nghĩa là phải đánh giá giờ dạy của GV một cách toàn diện theo yếu tố của quá trình dạy.

Xem xét, phân tích giờ dạy có phù hợp với đặc điểm của bộ môn, của kiểu bài lên lớp, sự chuẩn bị của giao viên thuộc bộ môn đó.

Đánh giá giờ dạy phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về đối tượng HS, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của giờ lên lớp mà người GV đó thực hiện.

Phân tích, xem xét kết quả giờ dạy thể hiện ở mức độ nhận thức của HS trong giờ đó thông qua vấn đáp, trao đổi với HS hoặc kiểm tra trắc nghiệm từ 3 đến 5 phút.

Tóm lại, 12 tiêu chí đánh giá mới thể hiện rõ được phương pháp dạy học tích cực; kĩ thuật tổ chức hoạt động học; thiết bị dạy học và học liệu; phương án kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.

Trở lại với 12 tiêu chí đánh giá, xếp loại mới tôi thấy:

1. Ưu điểm:

a. Về cấu trúc: Phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy mới so với phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy cũ có cấu trúc các nội dung đánh giá cụ thể, rõ ràng. Đảm bảo tính khoa học, bố cục hợp lý

- Phân loại điểm để đánh giá tiết dạy: Giỏi, Khá, TB, Yếu phù hợp.

- Phù hợp với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Trước đây phần yêu cầu về nội dung kiến thức chiếm tỷ lệ điểm khá cao thì hiện nay chỉ còn tỷ lệ thấp hơn. Phần yêu cầu quan trọng nhất trong bài giảng ở yêu cầu hiện nay là phần tổ chức hoạt động dạy học chiếm 50% số điểm của cả tiết dạy. Như vậy, rõ ràng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, phần tổ chức , điều khiển học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo là yêu cầu vô cùng quan trọng mà người giáo viên cần đạt tới.Với yêu cầu nói trên việc đưa ra số điểm trong phần này là điều hợp lý được phân chia một cách cụ thể, chi tiết cho từng yêu cầu.

b. Nội dung, các mức độ đánh gái xếp loại:

Đã xây dựng đủ các nội dung đánh giá cho tiết dạy . Đồng thời chú trọng đến các yêu cầu cần đạt cho một giờ dạy. Chú trọng đến việc tổ chức và điều khiển học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức, tham gia vào các hoạt động học tập. Chú trọng đến việc phát triển năng lực học sinh. Chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập và vấn đề thực tiễn có liên quan.

Các tiêu chí có tính đổi mới, đề cao mức độ chính xác của kiến thức, tính chủ động, tích cực của học sinh , tính khoa học trong việc tổ chức, điều khiển học sinh học tập và hiệu quả của tiết dạy.

Các yêu cầu của phiếu đánh giá xếp loại giờ dạy mới đã đánh giá theo các mặt của hoạt động dạy học.

- Về sự chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên phải nắm chắc được mục tiêu của tiết dạy và tổ chức các hoạt động của tiết dạy đó. Ngoài việc thể hiện chính xác khoa học rõ trọng tâm, liên hệ thực tế, đảm bảo tính giáo dục còn phải có sự tích hợp các môn học.

- Về tổ chức hoạt động dạy học: đây là khâu quan trọng để đánh giá phương pháp quá trình tổ chức điều hành tiết dạy của giáo viên trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm và phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Về hoạt động học của học sinh: Thể hiện được yêu cầu về khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cũng như trong việc trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả học tập một cách đugs đắn, chihs xác. Ngoài việc học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức mà còn phải hoàn thành mục tiêu mà tiết dạy đề ra và học sinh hứng thú với tiết học.

c. Về các mức độ đánh giá, xêp loại:

Đánh giá mỗi tiêu chí theo 3 mức độ là phù hợp. Mỗi mức độ thể hiện rõ ràng, cụ thể khả năng chuẩn bị bài, khả năng truyền thụ, hướng dẫn của giáo viên cũng như khả năng chủ động phối hợp, sáng tạo và khả năng tiếp thu của học sinh.

Ví dụ phần vào bài, đặt ra tình hướng - câu hỏi dẫn dắt học sinh ở tiêu chí 1 sự chuẩn bị của giáo viên có 3 mức độ:

Mức độ 1: Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu nhằm huy động kiến thức/kĩ năng đã có của học sinh để chuẩn bị học kiến thức/kĩ năng mới nhưng chưa tạo được mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề/câu hỏi chính của bài học

=> Hình thức, hiệu quả chưa cao: Chưa có hoặc có nội dung nhưng đầy đủ

Mức độ 2: Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu yêu cầu có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng đã có của học sinh; tạo được mâu thuẫn nhận thức =>Nằm giữa mức đội 1 và 3.

Mức độ 3: Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng cũ; đặt ra được vấn đề/câu hỏi chính của bài học =>Rất tích cực và hiệu quả: Các mối quan hệ tương tác có đầy đủ nội dung phù hợp.

Tương ứng với mỗi mức độ là thể hiện được khả năng, sự đầu tư của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch và tài liệu học tập ....người đi dự phải nắm được cụ thể các mức độ này để đánh giá, xếp loại. Giáo viên dạy cũng phải nắm rõ để biết mình cần phải làm gì để đạt hiệu quả cao nhất.

2. Nhược điểm:

- Thực hiện được một tiết dạy để đánh giá xếp loại chuẩn theo 12 tiêu chí mới yêu cầu giáo viên dạy phải nhiệt tình, chịu khó, đào sâu suy nghĩ từ khâu chuẩn bị kế hoạch daỵ học đến việc chuẩn bị và các bước thao tác trên lớp. Nhưng với người dự đánh giá kế hoạch giảng dạy của giáo viên sẽ phải kết hợp cả việc theo dõi tiến trình lên lớp của người dạy kết hợp theo dõi qua giáo án tiết dạy đó mới đảm bảo tính chính xác, khách quan. Đây là một vấn đề khó trong việcthực hiện.

- Tiêu chí 1 và 2 cần làm rõ: đánh giá kế hoạch dạy học của giáo viên thông qua giáo án hay qua phần chuẩn bị thực tế của giáo viên trên lớp. Bởi vì để đánh giá một cách cụ thể kế hoạch dạy học của giáo viên thì chỉ có thể thông qua việc kiểm tra giáo án mới xác định rõ được mục tiêu, những định hướng và những phương án tổ chức dạy học của giáo viên.

3. Đề xuất:

Tiêu chí 10: “Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập”. Theo tôi không nên chọn tiêu chí này là tiêu chí cần phải đạt điểm tối đa là 2 điểm để đưa vào phần cứng xếp loại giờ Giỏi, Khá vì thực tế chất lượng học sinh đại trà của hầu hết các trường miền núi chưa cao, khả năng sáng tạo, hợp tác của các em còn nhiều hạn chế.

Nên thay tiêu chí 10 này bằng tiêu chí 2 bởi người dạy có xác định rõ “mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập” thì quá trình chuẩn bị bài và các thao tác trên lớp mới đạt hiệu quả cao. Nên hạ tiêu chí 10 xuống 1 điểm và nâng tiêu chí 2 lên 2 điểm./.

Yên Lễ, ngày 26 tháng 8 năm 2017

Người viết

Lê Văn Hữu

0