Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS13
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS13 Bài thu hoạch BDTX module THCS13 cấp trung học cơ sở - Nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học VnDoc.com xin gửi ...
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS13
- Nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học
VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS13 để thầy cô cùng tham khảo. là bài viết về nhu cầu cũng như động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS6
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS7
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS8
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS13: Nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học
Năm học: ..............
Họ và tên: ...................................................................................................................
Đơn vị: ........................................................................................................................
I. Nhu cầu và động lực học tập của HS.
1. Nhu cầu:
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
* Đặc trưng của nhu cầu:
- Không ổn định, biến đổi;
- Năng động;
- Biến đổi theo quy luật;
- Không bao giờ thoả mãn cùng một lúc mọi nhu cầu
* Các loại nhu cầu:
- Nhu cầu vật chất: Ăn uống, đi lại, nhà ở...
- Nhu cầu cảm xúc: Yêu thương, tôn trọng...
- Nhu cầu xã hội: Giáo dục, tôn giáo ...
* Mức độ:
- Mức độ 1: Lòng mong muốn;
- Mức độ 2: Tham;
- Mức độ 3: Đam mê.
* Biểu hiện:
- Hứng thú;
- Ước mơ
- Lý tưởng
2. Động lực học tập của HS THCS:
Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài, thiếu sự hợp tác với thầy cô và cả các bạn. Dẫn đến tình trạng giờ học căng thẳng, rời rạc, giáo viên mất hưng phấn giảng dạy; học sinh ức chế trong quá trình tiếp thu kiến thức...Vì vậy, 8 nguyên tắc đơn giản sau đây giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học tập:
8 nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực cho học sinh
Nguyên tắc 1:
Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Hãy lặp lại những khái niệm này trong các bài giảng và bài tập về nhà trong suốt khóa học. Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này trong mỗi kì thi, giáo viên có thể khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau.
Nguyên tắc 2:
Sử dụng các phương tiện nghe nhìn khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời.
Nguyên tắc 3:
Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic. Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ.
Nguyên tắc 4:
Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới. Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài, có thể hỏi giáo viên khi làm bài. Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học đều đặn.
Nguyên tắc 5:
Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.
Nguyên tắc 6:
Nhận biết tầm quan trọng của việc học từ vựng. Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn với những bài có nhiều từ mới, đặc biệt là những từ chuyên ngành. Để học sinh dễ tiếp thu những từ chuyên ngành, giáo viên nên làm cho chúng dễ hiểu bằng cách gắn chúng với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ chứa những chú thích của giáo viên về những từ khó.
Nguyên tắc 7:
Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi vào học. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho họ một số chức vụ. Đây là cách khá hiệu quả không chỉ với học sinh THCS,THPT mà với cả sinh viên các trường đại học, cao đẳng vì họ sẽ gắng hết sức để khẳng định mình.
Nguyên tắc 8:
Giữ cho học sinh luôn ở trình độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học tập với mức tiêu chuẩn nhất định, thì chỉ có những học sinh có ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thôi. Mặt khác, yêu cầu cao trong giảng dạy không chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh thần phấn khởi cho học sinh khi đạt được những yêu cầu đó.
Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc 7 và 8 là quan trọng hơn cả. Nếu học sinh không được tôn trọng và không được giữ ở trình độ cao thì những nguyên tắc trên sẽ bị giảm tác dụng.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin