25/04/2018, 19:02

Bài tập tự luận trang 62 SBT Sinh 6: Bài 1. Quan sát tất cả các loại quả đã mang đến lớp và các loại...

Bài 1. Quan sát tất cả các loại quả đã mang đến lớp và các loại quả có trong hình 32 SGK, căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả, có thể phân chia các quả đó thành mấy nhóm ? Vì sao ?. Bài tập tự luận trang 62 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6 – B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 62 Bài 1. Quan sát tất cả các ...

Bài 1. Quan sát tất cả các loại quả đã mang đến lớp và các loại quả có trong hình 32 SGK, căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả, có thể phân chia các quả đó thành mấy nhóm ? Vì sao ?. Bài tập tự luận trang 62 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6 – B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 62

Bài 1. Quan sát tất cả các loại quả đã mang đến lớp và các loại quả có trong hình 32 SGK, căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả, có thể phân chia các quả đó thành mấy nhóm ? Vì sao ?

Hãy nêu những đặc điểm mà em đã dùng để phân chia chúng.

Lời giải:

Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân chia các loại quả.

Có thể phân chia thành 2 nhóm chính : quả khô và quả thịt. Vì khi chín những loại quả như đậu xanh, đậu Hà Lan, quả bông… có vỏ quả khô, cứng, mỏng ; còn những loại quả như dưa hấu, cà chua, đu đủ, dâu, đào, mận… thì khi chín vỏ quả của chúng mềm, dày, chứa đầy thịt quả.

Bài 2. Đọc thông tin 1 và 2 trang 106 SGK và hình 32, hoàn thành bảng sau (bằng cách dùng dấu + điền vào vị trí đúng) :

STT

Tên quả

    Quả khô

Quá thịt

Quả khô nẻ

Quả khô không nẻ

Quả mọng

Quả hạch

1

Quả đu đủ

 

 

 

 

2

Quả mơ

 

 

 

 

3

Quả cải

 

 

 

 

4

Quả chò

 

 

 

 

5

Quả chanh

 

 

 

 

6

Quả bông

 

 

 

 

7

Quả cà chua

 

 

 

 

8

Quả đậu Hà Lan

 

 

 

 

9

Quả táo ta

 

 

 

 

10

Quả thìa là

 

 

 

 

11

Quả chuối

 

 

 

 

12

Quả hồng

 

 

 

 

13

Quả nho

 

 

 

 

 

Lời giải:

STT

Tên quả

Quả khô

Quả thịt

Quả khô nẻ

Quả khô không nẻ

Quả mọng

Quả hạch

1

Quả đu đủ

 

 

+

 

2

Quả mơ

 

 

 

+

3

Quả cải

+

 

 

 

4

Quả chò

 

+

 

 

5

Quả chanh

 

 

+

 

6

Quả bông

+

 

 

 

7

Quả cà chua

 

 

+

 

8

Quả đậu Hà Lan

+

 

 

 

9

Quả táo ta

 

 

 

+

10

Quả thìa là

 

+

 

 

11

Quả chuối

 

 

+

 

12

Quả hồng

 

 

+

 

13

Quả nho

 

 

+

 

Bài 3. Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi quả chín ?

Lời giải:

Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi quả chín vì, đỗ xanh, đỗ đen thuộc loại quả khô nẻ, khi chín vỏ quả sẽ quăn lại, bắn tung hạt đi xa, cho nên khi quả đã già người ta thu hoạch ngay rồi đem về phơi khô trên nong, nia hay trên sân gạch để thu được toàn bộ số hạt.

Bài 4. Sử dụng kết quả quan sát hạt đỗ đen và hạt ngô để trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây :

Câu hỏi

Trả lời

Hạt đỗ đen

Hạt ngô

1. Hạt gồm những bộ phận nào ?

 

 

2. Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt ?

 

 

3. Phôi gồm những bộ phận nào ?

 

 

4. Phôi có mấy lá mầm ?

 

 

5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu ?

 

Qua bảng trên, hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm.

Lời giải:

Câu hỏi

Trả lời

Hạt đỗ đen

Hạt ngô

1. Hạt gồm những bộ phận nào ?

–    Vỏ hạt

–    Phôi

–    Vỏ hạt

–    Phôi

–    Phôi nhũ

2. Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt ?

Vỏ hạt

Vỏ hạt

3. Phôi gồm những bộ phận nào ?

–    Lá mầm

–    Chồi mầm

–    Thân mầm

–    Rễ mầm

–    Lá mầm

–    Chồi mầm

–    Thân mầm

–    Rễ mầm

4. Phôi có mấy lá mầm ?

2 lá mầm

1 lá mầm

5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu ?

Lá mầm

Phôi nhũ

Hạt của cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và hạt của cây Một lá mầm (hạt ngô) :

–        Giống nhau : đều gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

–        Khác nhau : Hạt của cây Hai lá mầm, phôi của hạt có hai lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong lá mầm. Hạt của cây Một lá mầm, phôi của hạt có một lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong phôi nhũ.

Bài 5. Có thể dùng những cách nào để xác định hạt xoài, hạt vải là hạt của cây Hai lá mầm ?

Lời giải:

Để xác định các hạt xoài, hạt vải là hạt của cây Hai lá mầm có các cách sau :

– Đem gieo hạt, quan sát hạt khi nảy mầm sẽ thấy 2 lá mầm xoè ra.

– Cũng có thể đem ngâm hạt cho mềm rồi dùng dao bóc vỏ hạt, quan sát các bộ phận của hạt.

Bài 6. Ọuan sát những quả và hạt có trong hình 34.1 SGK, hoàn thành bảng dưới đây (bằng cách đánh dấu + vào vị trí đúng).

STT

Tên quả và hạt

Cách phát tán của quả và hạt

Nhờ gió

Nhờ động vật

Tự phát tán

1

Quả chò

 

 

 

2

Hạt cải

 

*

 

3

Quả bồ công anh

 

 

 

4

Quả ké đầu ngựa

 

 

 

5

Hạt chi chi

 

 

 

6

Hạt thông

 

 

 

7

Hạt đậu bắp

 

 

 

8

Quả cây xấu hổ

 

 

 

9

Quả trâm bầu

 

 

 

10

Hạt hoa sữa

 

 

 

Lời giải: 

STT

Tên quả và hạt

Cách phát tán của quả và hạt

Nhờ gió

Nhờ động vật

Tự phát tán

1

Quả chò

+

 

 

2

Hạt cải

 

+

3

Quả bồ công anh

+

 

 

4

Quả ké đầu ngựa

 

+

 

5

Hạt chi chi

 

+

6

Hạt thông

+

 

 

7

Hạt đậu bắp

 

 

+

8

Quả cây xấu hổ

 

+

 

9

Quả trâm bầu

+

 

 

10

Hạt hoa sữa

+

 

 

Bài 7. Viết kết quả thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm đã làm ở nhà vào bảng dưới đây.

–     Kết quả của thí nghiệm.

–     Cần những điều kiện gì cho hạt này mầm

STT

Điều kiện thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm)

Cốc 1

10 hạt đỗ đen để khô.

 

Cốc 2

10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước.

 

Cốc 3

10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm.

 

 Lời giải:

–        Kết quả thí nghiệm.

STT

Điều kiện thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm (sỏ hạt nảy mầm)

Cốc 1

10 hạt đỗ đen để khô.

Hạt không nảy mầm.

Cốc 2

10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước.

Hạt không nảy mầm.

Cốc 3

10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm.

Hạt nảy mầm (viết số hạt nảy mầm).

 –        Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm :

+ Phải có đủ nước, vì hạt có hút được nước, trương lên tạo điều kiện cho hạt chuyển hòá chất hữu cơ hạt mới nảy mầm được.

+ Phải có đủ không khí, khi hạt nảy mầm rất cần hô hấp, nếu thiếu không khí hạt sẽ chết.

+ Phải có nhiệt độ thích hợp .mỗi loại hạt khi nảy mầm cần một nhiệt độ nhất định tạo điều kiện cho hạt hút nước. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao hạt cũng không nảy mầm được.

+ Hạt giống phải tốt, không bị mối mọt, sâu bệnh.

Bài 8. Vận dụng những hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt, hãy giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật sau:

–        Hạt giống bị sâu bệnh không có khả năng nảy mầm.

–        Hạt giống sau khi thu hoạch phải phơi khô và cất giữ cẩn thận.

–        Sau khi gieo hạt gặp trời nắng gắt, phải luôn tưới đủ ẩm.

–        Gieo trồng đúng thời vụ sẽ cho năng suất cao.

Lời giải:

–       Hạt giống bị sâu bệnh không có khả năng nảy mầm vì sâu bệnh đã ăn hoặc làm hỏng các bộ phận của hạt nên hạt không nảy mầm được.

–       Hạt giống sau khi thu hoạch phải phơi khô và cất giữ cẩn thận để hạt không bị ẩm, bị mốc, bị sâu bệnh.

–       Sau khi gieo hạt gặp trời nắng gắt, phải luôn tưới đủ ẩm vì khi trời nắng gắt làm nước bị bốc hơi, nhiệt độ tăng cao vì vậy cần tưới đủ ẩm để giữ cho hạt có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì hạt mới nảy mầm được.

–       Gieo trồng đúng thời vụ giúp hạt được gieo trong những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như độ ẩm, nhiệt độ, độ thoáng của đất phù hợp, hạt sẽ nảy mầm tốt, cho năng suất cao.

Bài 9. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?

Lời giải:

Nói cây có hoa là một thể thống nhất vì :

–       Mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng.

–       Có mối quan hệ chặt chẽ về chức năng giữa các cơ quan với nhau.

–       Khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

Bài 10. Đọc thông tin 1 trang 120 SGK giải thích :

–        Vì sao cây mọc ở nơi đất khô hạn rễ phải ăn sâu hoặc lan rộng ?

–        Vì sao ở trên đồi trống, lá cây thường có lông hoặc sáp phủ ngoài ?

–        Vì sao cây mọc trong rừng rậm hay trong thung lũng thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn ?

Lời giải:

–       Cây mọc ở nơi đất khô hạn rễ phải ăn sâu hoặc lan rộng vì rễ ăn sâu mới tìm được nguồn nước ; rễ mọc nông nhưng lan rộng mới hút được sương đêm.

–       Ở trên đồi trống lá cây thường có lông hoặc sáp phủ ngoài có tác dụng giảm bớt sự thoát hơi nước.

–       Cây mọc trong rừng rậm hay trong thung lũng thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn, vì :

Trong rừng rậm ánh sáng rất khó lọt được xuống thấp nên cây thường vươn cao, cành tập trung ở ngọn để hứng ánh sáng ở tầng trên thực hiện chức năng quang hợp.

0