Bài tập tự luận ADN
ADN B. Bài tập tự luận Câu 1: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào? Trả lời * Mô tả cấu trúc không gian của AND: - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều ...
ADN
B. Bài tập tự luận
Câu 1: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời
* Mô tả cấu trúc không gian của AND:
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung.
* Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện:
- Khi biết trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn này có thể suy ra trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn kia.
- Tỉ số: A + G = T + X
Câu 2: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ
Trả lời
Hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ vì quá trình nhân đôi của AND tuân theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của AND mẹ.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
Câu 3: Một phân tử ADN của một tế bào có hiệu số %G với nuclêôtit không bổ sung bằng 20%. Biết số nuclêôtit loại G của phân tử ADN trên bằng 14000 nuclêôtit. Khi ADN trên nhân đôi bốn lần, hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho cả quá trình trên.
b. Số liên kết cộng hoá trị được hình thành trong quá trình.
c. Số liên kết hiđrô bị phá huỷ trong cả quá trình trên.
Trả lời
Theo đề bài ta có: %G - %A = 20%
Theo nguyên tắc bổ sung: %G + %A = 50%
Nên %G = %X = 35%; %A = %T = 15%
Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN là: N = 14000 : 35% = 40000 (nuclêôtit)
Số nuclêôtit mỗi loại: G = X = 14000 (nuclêôtit)
A = T = 6000 (nuclêôtit)
a. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho phân tử ADN nhân đôi 4 lần:
A = T = 6000 x (24 - 1) = 90000 (nuclêôtit)
G = X = 14000 x (24 – 1)= 210000 (nuclêôtit)
b. Số liên kết hoá trị được hình thành: (40000 – 2) x (24 – 1) = 599970
c. Số liên kết hi đrô bị phả huỷ: (2 x 6000 + 3 x 14000) x 11 = 594000
Câu 4: ADN dài 5100Å với A = 20%. Nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hiđrô bị phá vỡ là bao nhiêu ?
Trả lời
Tổng số nuclêôtit của gen là: (5100 x 2) : 3,4 = 3000 (nuclêôtit)
Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
A = T = 3000 x 20% = 600 (nuclêôtit)
G = X = 3000 x 30% = 900 (nuclêôtit)
Tổng số liên kết hiđrô ở mỗi phân tử ADN là: 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 900 = 3900
Số liên kết hiđrô bị phá vỡ: 3900 x (1 + 2 + 4) = 27300 (liên kết hiđrô)
Câu 5: Một đoạn AND có cấu trúc như sau:
Mạch 1: -A-G-T-A-T-X-G-T
Mạch 2: -T-X-A-T-A-G-X-A
Viết cấu trúc của hai đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn AND mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi.
Trả lời
Cấu trúc của hai đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn AND mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi:
ADN 1: -A-G-T-A-T-X-G-T-
-T-X-A-T-A-G-X-A-
ADN 2: - T-X-A-T-A-G-X-A-
- A-G-T-A-T-X-G-T-
Tham khảo thêm các bài chuyên đề sinh lớp 9