25/04/2018, 13:30

Bài tập tự luận 1,2,3,4,5 trang 75 SBT Sinh 7: Bài 1. Tại sao ếch nhái phải luôn sống ở nơi có độ ẩm cao...

Bài 1. Tại sao ếch nhái phải luôn sống ở nơi có độ ẩm cao ?. Bài tập tự luận 1,2,3,4,5 trang 75 SBT Sinh học 7 – B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 75 Bài 1. Tại sao ếch nhái phải luôn sống ở nơi có độ ẩm cao ? Lời giải: Ếch nhái sống vừa ở nước vừa ở cạn. Mặc dù có phổi nhưng vẫn phải hô hấp ...

Bài 1. Tại sao ếch nhái phải luôn sống ở nơi có độ ẩm cao ?. Bài tập tự luận 1,2,3,4,5 trang 75 SBT Sinh học 7 – B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 75

Bài 1. Tại sao ếch nhái phải luôn sống ở nơi có độ ẩm cao ?

Lời giải:

Ếch nhái sống vừa ở nước vừa ở cạn. Mặc dù có phổi nhưng vẫn phải hô hấp bằng da khi lên cạn, do phổi ếch có cấu tạo đơn giản, ít phế nang, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể. Da ếch phải luôn giữ ẩm ướt mới có thể tiến hành trao đổi khí được. Vì vậy, ếch nhái luôn sống ở nơi có độ ẩm cao.

Bài 2. Phân biệt vòng tuần hoàn đơn với vòng tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư là hệ tuần hoàn đơn hay kép. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư có ưu điểm gì so với hệ tuần hoàn của cá ?

Lời giải:

Vòng tuần hoàn đơn là trong vòng tuần hoàn máu qua tim một lần. Vòng tuần hoàn kép là vòng tuần hoàn máu qua tim hai lần. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư là hệ tuần hoàn kép.

Tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép của lưỡng cư có ưư điểm so với hệ tuần hoàn của cá là : máu từ cơ quan trao đổi khí trở về tim và được tim bơm đi, do vậy tạo ra áp lực đẩy máu đi rất lớn, tốc độ máu chảy nhanh và máu đi được xa. Điều này làm tăng hiệu quả cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.

Bài 3. Hãy điền các thông tin phù hợp vào bảng về sự đa dạng thành phần loài của lớp Lưỡng cư.

Lớp

Số lượng trên thê giới

Số lượng

ở Việt

Nam

Đại

diện

Thuộc

bộ

Đặc điểm sinh học

Thân

Chi

Đuôi

Hoạt

động

Nơi

sống

Lưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

Lớp

Số lượng trên thế giới

Số lượng ở Việt Nam

Đại

diện

Thuộc

bộ

Đặc điểm Sinh học

Thân

Chi

Đuôi

Hoạt

động

Nơi

sông

Lưỡng

Khoảng

4000

loài

147

loài

Cá cóc

Tam

Đảo

Lưỡng cư có đuôi

Dài

Có chi

Đuôi

dẹp

Chủ yếu về ban ngày

Ở nước

(chủ

yếu ở

suối

thuộc

Tam

Đảo

Ếch

đồng

Lưỡng

không

đuôi

Ngắn

Có chi

Không

đuôi

Chủ yếu về ban đêm

Nơi ẩm ướt

Ếch

giun

Lưỡng cư

không

chân

Dài

Không

chi

Có đuôi

Hoạt động cả ngày và đêm

Chui luồn trong hang đất xốp gần ao, hồ

Bài 4. Điền các thông tin phù hợp vào các ô trống thể hiện sự tiến hoá của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp của lớp Lưỡng cư so với lớp Cá trong bảng sau :

Hệ cơ quan

Đặc điểm cấu tạo thể hiện sự tiến hoá

Hệ tuần hoàn

 

Hệ hô hấp

 

Hộ thần kinh

 

 Lời giải:

Hệ cơ quan

Đặc điểm cấu tạo thê hiện sự tiên hoá

Hệ tuần hoàn

Cá một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn, máu nuôi cơ thể đỏ thẫm. Lưỡng cư hai vòng tuẩn hoàn, máu đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và vận tốc dòng chảy cao, vòng tuần hoàn nhỏ qua phổi giúp tăng hiệu quả trao đổi khí; tim 3 ngăn, máu nuôi cơ thể máu pha

Hệ hô hấp

Cá hô hấp bằng mang. Lưỡng cư xuất hiện phổi chưa hoàn chỉnh song cũng làm tăng bề mặt trao đổi khí

Hệ thần kinh

Cá có não trước, não giữa, hành tuỷ, tuỷ sống kém phát triển. Lưỡng cư có 2 bán cầu não phát triển hơn lớp Cá

Bài 5. Em hãy thiết kế một thí nghiệm chứng tỏ có sự hô hấp qua da của ếch.

Lời giải:

Bắt một con ếch nhốt vào trong một chiếc bình, rồi đổ nước có hoà tan nhiều khí CO2 (hoặc nước hoà tan nhiều khói thuốc lá). Mực nước ngập nửa thân ếch, nghĩa là mũi ếch vẫn có thể hô hấp khí trời. Chỉ sau ít phút ếch sẽ giãy giụa và sau đó mê man ngất đi. Điều đó chứng tỏ không khí có nhiều C02 đã thấm qua da ếch vào đầu độc ếch.

0