Bài tập tự luận 1,2,3,4,5,6,7 trang 104 SBT Sinh học 8
Bài 1. Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng. ...
Bài 1. Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng.
Bài 1. Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng.
* Lời giải:
Có thể phân biệt cung phản xạ vận động với cung phản xạ sinh dưỡng qua sơ đồ sau :
Sai khác cơ bản giữa hai cung phản xạ này là :
- Cung phản xạ vận động có đường thần kinh li tâm là nơron đi thẳng từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng (các cơ vân).
- Cung phản xạ sinh dưỡng, đường thần kinh li tâm từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng bao gồm 2 nơron là nơron trước hạch và nơron sau hạch liên hệ với nhau tại hạch thần kinh sinh dưỡng.
Bài 2. So sánh bộ phận thần kinh giao cảm với bộ phận thần kinh đối giao cảir. và nêu rõ mối quan hộ giữa hai bộ phận thần kinh trong hoạt động của hộ thần kinh sinh dưỡng.
* Lời giải:
Bảng so sánh dưới đây sẽ cho thấy sự khác nhau trong cấu tạo giữa hai bõ phận giao cảm và bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.
Mối quan hệ : Hai bộ phận giao cảm và đối giao cảm tuy có tác dụng đối lập nhau nhưng giữa chúng có sự phối hợp và tự điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng trong mọi hoạt động sinh lí của các cơ quan nội tạng (tăng cường khi có nhu cầu và giảm để trở lại hoạt động bình thường khi nhu cầu được thoả mãn).
Bài 3. Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác là gì ? Nằm ở đâu trong cấu tạo của cầu mắt ? Và có cấu tạo như thế nào ?
* Lời giải:
Đối với cơ quan phân tích thị giác thì bộ phận thụ cảm là các tế bào cảm quang trên màng lưới thuộc lớp thứ ba trong cấu tạo của cầu mắt, lót hai phần ba phía sau mặt trong của cầu mắt.
Các tế bào cảm quang gồm hai loại : các tế bào nón và các tế bào que.
Số lượng các tế bào nón khoảng 7 000 000, phân bố chủ yếu ở điểm vàng, tập trung ở hố trung tâm. Càng xa điểm vàng số lượng các tế bào nón phân bó càng ít và nằm xen giữa các tế bào que.
Số lượng các tế bào que chiếm khoảng 130 000 000 phân bố khắp diện tích của màng lưới.
Các tế bào nón và que có đoạn ngoài áp sát vào lớp sắc tố ở màng mạch. Các tế bào này tiếp xúc với các tế bào hai cực ; đến lượt mình các tế bào hai cực lại tiếp xúc với các tế bào hạch là tế bào thần kinh thị giác mà sợi trục của chúng tập hợp thành dây thần kinh thị giác.
Một đặc điểm cấu trúc đáng lưu ý của màng lưới là:
- Mỗi tế bào nón ở hố trung tâm và điểm vàng liên hệ với một tế bào hạch thông qua một tế bào hai cực.
- Nhiều tế bào que thì chỉ tiếp cận với một tế bào hai cực-và nhiều tế bào hai cực mới tiếp xúc với một tế bào hạch.
Trung bình khoảng 114 tế bào que mới được truyền thông tin tới một tế bào hạch để thông báo về bộ phận phân tích trung ương nằm ở thuỳ chẩm của bán cầu đại não. Điều này thấy rõ qua số lượng sợi trục của tế bào hạch chỉ có khoảng 1,2 triệu sợi trong khi có tới hơn 130 triệu tế bào cảm quang.
Cấu trúc trên đây liên quan đến khả năng nhìn rõ đối tượng quan sát khi hình ảnh của vật hội tụ tại điểm vàng so với các vùng xung quanh.
Bài 4. Tính chất của tế bào nón có gì khác so với tế bào que ? Tính chất đó liên quan đến khả năng nhìn như thế nào ?
* Lời giải:
Tế bào nón có ngưỡng kích thích cao, đòi hỏi ánh sáng đủ mạnh mới có khả năng hưng phấn nên có thể coi tế bào nón là tế bào nhìn ban ngày. Tế bào nón còn là tế bào tiếp nhận các kích thích về màu sắc. Có 3 loại tế bào nón tiếp nhận 3 loại màu sắc cơ bản là màu xanh lam, màu xanh lục và màu đỏ. Tuỳ theo tỉ lệ các tế bào của 3 loại khác nhau bị kích thích mà cho ta cảm nhận những màu sắc khác nhau.
Tế bào que có ngưỡng kích thích thấp, có khả năng hưng phấn với ánh sáng yếu nên có thể coi tế bào que là tế bào nhìn ban đêm, vì ban đêm, trời tối vẫn có thể nhìn được cảnh vật, tuy không thật rõ và không thấy được màu sắc của vật do ánh sáng yếu không đủ làm các tế bào nón hưng phấn, nên chỉ khi các tế bào nón tập trung ở điểm vàng tại hố trung tâm bị hưng phấn mới cho ta hình ảnh của vật rõ ràng chi tiết và cả màu sắc.
Bài 5. Tại sao muốn tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó ta lại phải chăm chú quan sát đối tượng (nghĩa là hướng trục mắt vào bộ phận cần tìm hiểu trên đối tượng nào đó từ một khoảng cách tương đối gần) ?
* Lời giải:
Khi muốn quan sát, tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó, ta phải điều chỉnh cầu mắt để hướng trục mắt vào đối tượng cần tìm hiểu (một bức tranh, một pho tượng, một mẫu vật...) sao cho hình ảnh của vật hiện trên màng lưới, tại điểm vàng - nơi tập trung các tế bào nón. Với cách cấu trúc của màng lưới ở điểm vàng cho phép từng chi tiết của đối tượng mà tế bào nón thu nhận được sẽ được truyền về trung khu thị giác một cách "trung thành" qua từng tế bào hạch riêng rẽ thông qua các tế bào hai cực làm trung gian.
Bài 6. Tại sao đọc sách lâu lại mỏi mắt ? Tại sao nói "Căng mắt ra mà nhìn" ' Nằm đọc sách có hại gì ?
* Lời giải:
- Đọc sách là nhìn gần, khi đó thể thuỷ tinh phải điều tiết, tăng độ cong để nhìn rõ chữ trong sách.
Sự thay đổi độ cong của thể thuỷ tinh có liên quan đến độ co dãn của cơ thể mi.
Khi cơ thể mi co, độ cong của thể thuỷ tinh tăng.
Khi cơ thể mi dãn, độ cong của thể thuỷ tinh giảm.
Sự co liên tục của cơ thể mi khi ngồi đọc sách lâu khiến ta cảm thấy "mỏi mắt" chính là mỏi cơ thể mi vì ngồi làm việc quá lâu. Lúc đó cần nghỉ, thư giãn một lúc, phóng tầm mắt ra xa cho cơ mi được thả lỏng trước khi tiếp tục đọc sách.
- Nói "căng mắt ra mà nhìn" là ý nói vận dụng tới mức tối đa sự co của cơ thể mi khi nhìn gần để quan sát từng chi tiết nhỏ của vật. "Căng mắt ra mà nhìn" còn thể hiện cả khi nhìn cảnh vật ở nơi thiếu ánh sáng, mắt mở to, các cơ vòng ở đồng tử phải dãn ra, trong khi cơ phóng xạ co tới mức tối đa để đồng tử dãn rộng, đảm bảo đủ độ sáng gây hưng phấn được tế bào que trên màng lưới cầu mắt, giúp ta nhìn được.
- Đừng bao giờ nằm đọc sách vì khi nằm đọc sách (dù nằm ngửa hay nằm nghiêng, kể cả nằm sấp chống tay mà đọc sách) khoảng cách giữa mắt luôn thay đổi có thể do mỏi tay, chưa kể nằm nghiêng khoảng cách từ sách tới hai mắt là không giống nhau. Tất cả những lí do trên khiến mắt luôn phải điều chỉnh độ xa gần, dễ dẫn tới cận thị và độ cận không đồng đều giữa hai mắt.
Bài 7. Tai gồm những bộ phận nào ? Và có chức năng gì ?
* Lời giải:
Tai gồm các bộ phận : tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài có vành tai và ống tai có chức năng híứĩg âm và hướng âm.
Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bởi màng nhĩ.
- Tai giữa là một khoang xương thông với khoang miệng qua vòi nhĩ.
Trong khoang tai có chuỗi xương gồm 3 xương là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương búa là xương lớn nhất. Một phần xương búa dính sát vào màng nhĩ và có 1 mỏm gai gắn với cơ búa, có tác dụng điều chỉnh độ căng của màng nhĩ. Xương bàn đạp là xương nhỏ nhất trong 3 xương nói riêng và cũng là xương nhỏ nhất trong bộ xương nói chungắ Xương bàn đạp áp sát vào màng cửa bầu là màng ngăn cách khoang tai giữa với tai trong. Màng cửa bầu có diện tích chỉ bằng 1/18 diện tích màng nhĩ. Chuỗi xương tai gắn với nhau, sắp xếp theo nguyên tắc đòn bẩy và truyền sóng âm từ màng nhĩ vào màng cửa bầu làm tăng cường độ sóng âm.
- Tai trong gồm 2 bộ phận .
+ Cơ quan tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng thu nhận các kích thích về tư thế và chuyển động trong không gian, tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể.
+ Ốc tai là cơ quan thu nhận các kích thích về âm thanh (sóng âm).
Tai trong là một cấu trúc phức tạp gọi là mê lộ, bao gồm cả 2 bộ phận trên. Mê lộ lại phân thành mê lộ xương ở ngoài và mê lộ màng ở trong. Cả hai thành phần trên là cấu trúc chung của tai trong. Giữa mê lộ xương và mê lộ màng chứa ngoại dịch và trong mê lộ màng chứa nội dịch.
Sachbaitap.com