Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt (Phần 2)
Câu 11. Một khung dây dẫn hình tròn, bán kính R (m) đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong khung có cường độ I (A). Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây được tính bằng công thức: A. B=2.10 -7 I/R B.B=2π.10 -7 I/R C. B=2/π 10 ...
Câu 11. Một khung dây dẫn hình tròn, bán kính R (m) đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong khung có cường độ I (A). Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây được tính bằng công thức:
A. B=2.10-7I/R B.B=2π.10-7I/R
C. B=2/π 10-7I/R D.B=2π.10-7R/I
Câu 12. Một khung dây dẫn tròn mỏng phẳng gồm 500 vòng dây, bán kính của mỗi vòng dây là 10cm, đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong các vòng dây có cường độ I=10A. Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây có độ lớn gần đúng là
A. 0,03T B. 0,04T C. 0,05T D. 0,02T
Câu 13. Một ống dây hình trụ, tiết diện đều, không có lõi thép. Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài ống là 5000 vòng. Nếu cường độ dòng điện chạy trên mỗi vòng của ống dây là 12A thì cảm ứng từ trong lòng của ống dây có độ lớn bằng
A. 75,4μT B. 754 mT C. 75,4 mT D. 0,754T
Câu .14. Một sợi dây dẫn dài 30cm được quấn thành một ống dây sao cho các vòng dây nằm sát nhau, đường kính tiết diện ống dây d=5cm. Khi cho dòng điện có cường độ 10A chạy qua ống dây thì cảm ứng từ trong lòng ống dây đo được bằng π.10-3T. Chiều dài của sợi dây là
A.11,78m B. 23,56m C.17,18m D.25,36m
Câu 15. Trong chân không, cho hai dây dẫn d1, d2 song song và cách nhau 4cm. Dòng điện trong hai dây ngược chiều và có cường độ tương ứng là I1=10A và I2=15A. Gọi M là một điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai đây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn bằng
A. 150.10-6T B. 100.10-6T C. 250.10-6T D. 50.10-6T
Câu 16. Trong chân không, cho hai dây dẫn d1, d2 song song và cách nhau 2cm. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và có cường độ tương ứng là I1=10A và I2=15A. Gọi M là một điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách dây dẫn d1 4cm; cách dây dẫn d2 2cm. cảm ứng từ tại M có độ lớn bằng
A. 0,1mT B. 0,2mT C.0,3mT D. 0,4mT
Câu 17. Trong chân không, cho hai dây dẫn d1, d2 song song và cách nhau 4cm. dòng điện trong hai dây cùng chiều và có cường độ tương ứng là I1=I2=10A. Gọi M là một điểm nằm ngoài mặt phẳng chứa hai dây và cách đều các dây d1, d2 những khoảng cách bằng 4cm. Cảm ứng từ tại M có độ lớn bằng
A. 50μT B. 37μT C. 87μT D. 13μT
Câu 18. Chân không, cho hai dòng điện d1, d2 song song, cùng chiều và cách nhau 4cm. Gọi M là một điểm nằm ngoài mặt phẳng chứa hai dây và cách đều các dòng điện d1, d2 những khoảng bằng 4cm. Biết cảm ứng từ tại M có phương song song với mặt phẳng chứa hai dòng điện và có độ lớn bằng 12√3 μT. Cường độ dòng điện chạy trong mỗi dây dẫn là
A. 2,4A B.4,8A C.5,6A D.2,8A
Câu 19. Trong chân không, cho hai dây dẫn d1, d2 song song và cách nhau 5cm. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và có cường độ tương ứng là I1=30A, I2=20A. Gọi M là một điểm gần hai dây dẫn mà cảm ứng từ tại M bằng 0. Điểm M cách dây d1
A.3cm B. 2cm C.8cm D.7cm
Câu 20. Trong chân không, cho hai đường thẳng x,y song song và cách nhau 8cm. Đặt dòng điện thẳng cường độ I1=15A trùng với đường thẳng x. Muốn cảm ứng từ tại những điểm nằm trên đường thẳng y bằng 0 thì phải đặt them dòng điện thẳng cường độ I2=20A, nằm trong mặt phẳng (x,y), ngược chiều với dòng điện I1 và cách đường thẳng x một khoảng là
A.6cm B.2cm C.8cm D.4cm
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | A | C | A | D | B | C | B | A | B |
Câu 12:A
Câu 13:C
B= 4π.10-7.nI=4π.10-7.5000.12=754.10-4T
Câu 14: A
Câu 15: D
Câu 16:B
Câu 17: C
Câu 18:B
Câu 19: A
Câu 20: B
Tham khảo thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11