Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì "chiến tranh lạnh" (phần 1)
Câu 1. Đặc điểm của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ II là: A. Có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước Tư bản chủ nghĩa. B. Diễn ra sự đối đẩu quyết liệt giữa các đế quốc lớn nhằm tranh giành thị trường và phạm vị ảnh hưởng. C. Các nước ...
Câu 1. Đặc điểm của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ II là:
A. Có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước Tư bản chủ nghĩa.
B. Diễn ra sự đối đẩu quyết liệt giữa các đế quốc lớn nhằm tranh giành thị trường và phạm vị ảnh hưởng.
C. Các nước tư bản thắng trận đang xác lập vai trò lãnh đạo thế giới, nổ dịch các nước bại trận.
D. Có sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. "Chiến tranh lạnh" được đánh dấu bằng sự kiện :
A. Cau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (8/1945).
B. Sau khi các nước Đông Âu tuyên bố hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành xây dụng CNXH (1949).
C. Khi Tổng thống Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ, kêu gọi đẩy mạnh hoạt động chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, "bảo vệ thế giới tự do" (3/1947).
D. Mĩ đưa ra "Kế hoạch Mácsan", được các nước tư bản phương Tây chấp thuận (6/1947).
Câu 3. Nước nào dưới đây không phải là một trong những nước đầu tiên kí Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ?
A. Canađa. B. Bỉ.
C. Lúcxămbua. D. HLB Đức.
Câu 4. Nguyên nhân của mâu thuẫn Đông – Tây là ?
A. Do Mĩ phát động "Chiến tranh lạnh" chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Do các nước phương Tây suy yếu sau chiến tranh, Liên xô muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này.
C. Do Mĩ độc quyền vũ khí nguyên tử.
D. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc là Liên Xô và Mĩ.
Câu 5. Tổ chức Hiệp ước Vácsava là :
A. Một liên minh kinh tế - chính trị giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Một liên minh chính trị - quân sự của các nước Đông Âu .
C. Một liên minh kinh tế - quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa.
D. Một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thù của các nước XNCH châu Âu.
Câu 6. Điều đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của "Chiến tranh lạnh" là:
A. Không có những mâu thuẫn, bất đồng trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
B. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu.
C. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá.
D. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 7. Diễn biến nào dưới dây không phải là hệ quả của "Kế hoạch Mácsan" ?
A. Các nước Tây Âu dã từng bước phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
B. Mĩ đã thành công trong việc lôi kéo, khống chế các nước tu bản Đồng minh.
C. Các nước Tây Âu từng bước vượt qua được khủng hoảng năng lượng . toàn cầu.
D. Giữa các nước Tây Âu và Đông Âu có sự phân chia, đối lập về kinh tế và chính trị.
Câu 8. Sự hình thành các liên minh NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ chức Hiệp ước Vácsava ỡ Đông Âu... trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ II phản ánh điều gì ?
A. Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới.
B. Nỗ lực của các quốc gia để ngăn chận một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong trật tự Ianta.
D. Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ đã thất bại.
Câu 9. Tình hình thế giới trong thời kì "Chiến tranh lạnh" là :
A. Luôn ở trong tình trạng đối đầu căng thẳng giữa các Nước tư bản phát triển với các nước kém phát triển.
B. Các cuộc chiến tranh bằng vũ khí thông thường từng bước được hạn chế.
C. Các nước chạy đua vũ trang, kho vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10. Điểm giống nhau giữa chiến tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1946 - 1954) và chiến trành Triều Tiên (1950- 1953) ?
A. Là những cuộc chiến tranh dài ngày, khốc liệt.
B. Là những cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa thực dân cũ.
C.Là những cuộc chiến tranh mà mỗi bên tham chiến đều chịu tác đổng mạnh mẽ của hai phe : Tư bản chủ nghĩa hoặc Xã hội chủ nghĩa.
D. Là những cuộc chiến tranh của 2 dân tộc chống lại chủ nghĩa thực dân mới, vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Câu 11. Điểm khác nhau giữa chiến tranh Việt Nam – Mĩ (1954 – 1975) với cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) ?
A. Cuộc chiến tranh Triều Tiên không có sự hiện diện trực tiếp của quân đội Mĩ.
B. Chiến tranh chống Mĩ ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện một nửa nước đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Cuộc chiến ở Việt Nam không bị tác động bởi cuộc chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông - Tây.
D. Chiến tranh ở Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Câu 12.Vì sao nói chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất ?
A. Vì đây là cuộc chiến tranh giữa một nước nhỏ chống lại cường quốc số 1 của thế giới.
B. Vì Việt Nam là tiêu điểm của sự kết hợp các trào lưu cách mạng của thế giới, nơi tập trung những mâu thuẫn lớn của thời đại.
C. Vì đây là cuộc chiến tranh mà Mĩ đánh giá là : "hao người tốn của nhất trong lịch sử".
D. Vì số lượng bom đạn khổng lồ mà Mĩ và quân đội các nước chư hầu đã đổ xuống Việt Nam.
Câu 13. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây xuất hiện từ khi nào ?
A. Đầu những năm 70.
B. Cuối những năm 70.
C. Đầu những năm 80.
D. Cuối những năm 80.
Câu 14. Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây ]à :
A. Xô - Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ, thương lượng về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.
B. Xô - Mĩ đều nhận thức được những khó khăn do chạy đua vũ trang trong gần 4 thập niên.
C. Các nước thực dân chấp nhận trao trả độc lập cho nhiều thuộc địa ở Á - Phi - Mĩ Latinh.
D. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lắng xuống.
Câu 15. Chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt vào thời điểm nào ?
A. Tháng 2/1989. B. Tháng 12/1991.
C. Tháng 12/1989. D. Tháng 2/1988.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | d | c | d | d | d | d | c | c |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | |
Đáp án | c | c | d | b | a | a | c |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12