Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (phần 1)
Câu 1. Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á ? A. Trung Quốc, Nhật Bản. B. Hàn Quốc, Đài Loan. C. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản. D. Ápganixtan, Nêpan. Câu 2. Tình hình chung củạ khu vực Đồng Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX ...
Câu 1. Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á ?
A. Trung Quốc, Nhật Bản.
B. Hàn Quốc, Đài Loan.
C. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản.
D. Ápganixtan, Nêpan.
Câu 2. Tình hình chung củạ khu vực Đồng Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là:
A. Các nước Đông Bắc Á tập trung tiến hành cuốc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
B. Các nước ở khu vực Đông Bắc Á bắt tay xây dựng và phát triển nền kinh tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng, bộ mặt đất nước được đổi mới.
C. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất ổn định.
D. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn.
Câu 3. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1949, ở Trung Quốc đã xảy ra bao nhiêu cuộc nội chiến ?
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 4. Điều mà cách mạng Trung Quốc chua thực hiện sau cuộc nội chiến (1946 - 1949)?
A. Thủ tiêu chế độ nửa thực dân nửa phong kiến ở Trung Quốc.
B. Lật đổ nền thống trị của Quốc Dân đảng ở Nam Kinh.
C. Giải phóng toàn bộ Trung Hoa lục địa.
D. Thu hổi chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa.
Câu 5. Nước Công hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào thời gian nào ?
A. 1/8/1949 B. 1/9/1948
C. 1/10/1949 D. 10/1/1949
Câu 6. Tình hình Trung Quốc sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) là :
A. Đất nước nằm trong tình trạng bất ổn định về kinh tế, chính trị.
B. Kinh tế tăng nhanh, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện, văn hoá giáo dục có những bước tiến lớn.
C. Kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng chính trị bất ổn định vì cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong Đảng.
D. Kinh tế gặp nhiều khó khăn song nhân dân Trúng Quốc vẫn một lòng tin tường vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Câu 7. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 có ý nghĩa như thế nào ?
A. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc dã hoàn thành, kì nguyên độc lập tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bắt đầu.
B. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã làm cho ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan rộng khắp toàn cầu.
C. Trung Quốc đã hoàn thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa, kỉ nguyên xây dựng chủ nghĩa Cộng sản đã bằt đầu.
D. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, mờ đường cho sự phát triển của tư tưởng dân chủ tư sản trên khắp toàn Trung Quốc.
Câu 8. Cuộc nội chiến (1946 - 1949) ở Trung Quốc trải qua mấy giai đoạn ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9. Thực chất của cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc là gì ?
A. Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu đời ở Trung Quốc.
C. Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: CNXH hay CNTB.
D. Là cuộc đấu tranh chống lại nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung Quốc.
Câu 10. Điểm nổi bật của ngoại giao Trung Quốc trong những năm 1949 - 1959 ?
A. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao trung lập, tích cực.
B. Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại thân Mĩ, đồng thời tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa.
C. Quan hệ Trung Quốc với hai nước Ấn Độ, Liên Xô hết sức căng thẳng.
D. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy sự phát triển của phong hào cách mạng thế giới.
Câu 11. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thiết lập quan hê ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào ?
A. 18/1/1951 B. 18/11/1951
C. 11/8/1951 D. 18/1/1950
Câu 12. Tình hình Trung Quốc trong 20 năm (1959 - 1978) ?
A. Trung Quốc thực hiện thành công kế hoạch 5 năm lần thứ II, kinh tế phát triển, chính trị ổn định, chính quyền cách mạng được củng cố vững chắC.
B. Kế hoạch 5 năm lần thứ II không hoàn thành, nền kinh tế lâm vào tình trạng tri trệ, kém phát triển, tuy nhiên chính trị căn bản vẫn giữ được ổn định, chính quyền được củng cố.
C. Đây là 20 năm Trung Quốc lâm vào tình trạng mất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
D. Kinh tế Trung Quốc đã đạt được sự tăng trưởng ổn định, tuy nhiên nội bộ ban lãnh đạo bị phân hoá, bất đồng, tranh chấp quyền lực diễn ra gay gắt.
Câu 13. Nét nổi bật trong quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc với Liên Xô trong những năm 1959 - 1978 ?
A. Liên Xô - Trung Quốc hợp tác hữu nghị, đoàn kết chặt chẽ, thống nhất cao trong việc giải quyết những vấn đề chung của thế giới.
B. Liên Xô vẫn giúp đỡ Trung Quốc về vốn, khoa học - kĩ thuật, phát triển kinh tế, tuy nhiên giữa hai nước đã bắt đầu xuất hiện những bất đổng, mâu thuẫn về đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
C. Mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc ngày càng sâu sắc. Các cuộc xung đột quân sự đã diễn ra ở vùng biên giới hai nước.
D. Trung Quốc tìm mọi cách để khôi phục lại mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Liên Xô.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | b | b | c | d | c | b | a |
Câu | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | |
Đáp án | a | c | d | d | c | c |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12