Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 5)
Câu 57. Điểm khác nhau giữa "Chiến tranh đặc biệt" và "Việt Nam hoá chiến tranh" là: A. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ. B. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ. C. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ. D. Quân đội Sài Gòn ...
Câu 57. Điểm khác nhau giữa "Chiến tranh đặc biệt" và "Việt Nam hoá chiến tranh" là:
A. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
B. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ.
C. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
Câu 58. Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lây chiên tranh, Mĩ đã:
A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định".
B. Tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam.
C. Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại.
D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.
Câu 59. Ngày 6 - 6 - 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta:
A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Hội nghị Pa-ri.
B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
C. Mĩ mở rộng tấn công phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
D. Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 60. Thắng lợi của quân dân ta phối hợp với quân dân Lào trong việc đánh bại cuộc hành quân "Lam Sơn - 719" tại đường 9 Nam Lào đã:
A. Loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng ở Đông Dương.
B. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Đông Dương hoá" chiến tranh của Mĩ và tay sai.
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 45.000 tên địch, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng ở Đông Dương.
D. Kết thúc sự can thiệp của Mĩ ở miền Nam.
Câu 61. Đến đầu 1971, cách mạng đã giành được quyền làm chủ thêm bao nhiêu ấp chiến lược? Với bao nhiêu dân?
A. 36.000 ấp với 6 triệu dân.
B. 3.600 ấp với 3 triệu dân.
C. 6.300 ấp với 4 triệu dân.
D. 3.400 ấp với 3 triệu dân.
Câu 62. Mở đầu cuộc tổng tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào:
A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ. D. Quảng Trị.
Câu 63. Cuộc tiến công chiến lược 1972, diễn ra trong thời gian:
A. Từ 3 - 1972 đến cuối 5 -1972.
B. Từ 3 - 1972 đến cuối 6 -1972.
C. Từ 5 - 1972 đến cuối 6 -1972.
D.Từ 4 - 1972 đến cuối 6 - 1972.
Câu 64. Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?
A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ.
B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách "bình định" của "Việt Nam hoá" chiến tranh.
C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc 12 ngày đêm.
D. Buộc Mĩ tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh.
Câu 65. Ních-xơn đã tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai vào thời gian nào?
A. 6 -4 - 1972. B. 30-3 - 1972.
C. 9 - 5 - 1972. D. 16 -4 - 1972.
Câu 66. Tập đoàn Ních-Xơn thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhằm:
A. Cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri.
B. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
Câu 67. Quân dân ta đã bắn rơi 651 máy bay, bắn cháy và bị thương 80 tàu chiên Mĩ, bắt sông hàng trăm tên giặc lái. Đó là kết quả của sự kiện lịch sử:
A. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.
B. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.
C. Đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc.
D Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.
Câu 68. Cuộc tập kết bằng không quân chiến lược của Mĩ trong 12 ngày đêm của Mĩ ở miền Bắc diễn ra.
A. Từ 12 - 8 - 1972 đến 29 - 12 - 1972.
B. Tư 18 -12 - 1972 đến 30 - 12 - 1972.
C. Từ 8 – 12 – 1972 đến 20 – 12 – 1972.
D. Từ 8 - 12 - 1972 đến 20 - 12 - 1972.
Câu 69. Cuộc thương lượng chính thức hai bên giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện chính phủ Hoa Kì ở Pari diễn ra trong thời gian nào ?
A. 31 – 3 -1968. B. 15 – 5 – 1968.
C. 13 – 5 – 1968. D. 15 – 3 – 1968.
Câu 70. Để đi đến dự Hiệp định Pari về Việt Nam (10 – 1972), nghị bốn bên ở Pa-ri đã trải qua:
A. 120 cuộc họp chung và 20 cuộc tiếp xúc riêng.
B. 202 cuộc họp chung và 24 cuộc tiếp xúc riêng.
C. 220 cuộc họp chung và 16 cuộc tiếp xúc riêng.
D. 120 cuộc họp chung và 22 cuộc tiếp xúc riêng.
Đáp án
Câu | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 | 62 | 63 |
Đáp án | b | c | d | a | d | d | b |
Câu | 64 | 65 | 66 | 67 | 68 | 69 | 70 |
Đáp án | d | d | a | b | c | c | b |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12