Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954) (phần 1)
Câu 1. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946? A. Đó là thời điểm ta đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cho kháng chiến, còn Pháp đang gặp khó khăn vì xung đột Pháp - Anh ở Nam bộ đã bùng nổ. B. Lúc này viện quân Pháp vừa mới đến Hải Phòng, ...
Câu 1. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946?
A. Đó là thời điểm ta đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cho kháng chiến, còn Pháp đang gặp khó khăn vì xung đột Pháp - Anh ở Nam bộ đã bùng nổ.
B. Lúc này viện quân Pháp vừa mới đến Hải Phòng, chưa kịp củng cố lực lượng, ta chủ động tiến công để tạo thế áp đảo, bất ngờ.
C. Sự nhân nhượng đã đến giới hạn, dân tộc ta không thể lùi thêm được nữa, không còn có sự lựa chọn nào.
D. Quân đội Pháp đã mở rộng đánh chiếm Hà Nội, ta không có sự lựa chọn nào khác.
Câu 2. Trong cuộc họp nào, Trung ương Đảng đã chọn ngày 19/12/1946 là ngày quyết định phát động toàn quốc kháng chiến?
A. Cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau khi ta kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
B. Cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau khi Hội nghị trù bị ở Đà Lạt thất bại (tháng 5/1946).
C. Cuộc họp của Chính phù Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi đón phái đoàn Việt Nam trở về từ Hội nghị Phôngtennơblô.
D. Cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mô rộng tại Vạn Phúc - Hà Đông (tháng 12/1946).
Câu 3. Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau : "Chứng ta muốn ... , chúng tả ... nhân nhượng" (Hồ Chí Minh).
A. Độc lập, phải.
B. Tự do, đã.
C. Hoà bình, phải.
D. Thống nhất, đã.
Câu 4. Lập trường của ta trong quá trình đấu tranh ngoại giao với Pháp từ 1945 đến tháng 12 - 1946 là gì ?
A. Yêu cầu Pháp phải tôn trọng quyển dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. Muốn giải quyết vấn đề Việt Nam bằng giải pháp hoà bình, không muốn có chiến tranh.
C. Yêu cầu chính phủ Pháp phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những điều đã cam kết.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5. Đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tể" được đề ra trong văn kiện lịch sử nào ?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1946).
B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12 -1946).
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947).
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6. Vì sao ta chủ trương trường kì kháng chiến ?
A. Tương quan lực lượng không có lợi cho ta, ta cần kháng chiến lâu dài để có thêm thời gian xây dụng, phát triển lực lượng.
B. Kháng chiến trường kì chính là để bẻ gãy chiến thuật đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp, khoét sâu vào những khó khăn của kẻ địch.
C. "Trường kì kháng chiến" là nghệ thuật quân sự truyền thống của Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7. Ta tiến hành kháng chiến chống Pháp trong hoàn cảnh nào ?
A. Tình hình quốc tế bất lợi cho ta, phong trào cách mạng thế giới đang lâm vào giai đoạn thoái trào trước sự tiến công của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh.
B. Cuộc chiến đấu của dân tộc ta hoàn toàn đơn độc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hoà vẫn chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ.
C. Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chỉ nhận được sự ủng hộ về mặt tinh thần của 2 nước Liên Xô và Trung Quốc.
D. Quốc tế III không có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa.
Câu 8. Bom ba càng do ai chế tạo ?
A. Lê Tâm.
B. Trần Đại Nghĩa.
C. Hoàng Hanh.
D. Ngô Gia Khảm.
Câu 9. Ai là chỉ huy trưởng của Mặt trận Hà Nội trong thời gian từ tháng 12 -1946 đến tháng 2 - 1947 ?
A. Võ Nguyên Giáp.
B. Vương Thừa Vũ.
C. Nguyễn Sơn.
D. Chu Huy Mân.
Câu 10. Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 ?
A. Đập tan âm mưu chiếm đóng miền Bắc Việt Nam của Pháp.
B. Tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; làm thất bại kế hoạch đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp.
C. Bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Pháp trong các đô thị, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho ta.
D. Tạo ra những trận đánh vang dội, làm cơ sờ để đẩy mạnh đấu tranh chính trị trên bàn đàm phán.
Câu 11. Một trong nhũng khẩu hiệu được đưa ra khi cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược đã bùng nổ trên quy mô cả nước ?
A. "Tiêu thổ kháng chiến".
B. "Không một tấc đất bỏ hoang".
C. "Bảo vệ mùa màng để chiến thắng".
D. "Đoàn kết chống xâm lăng".
Câu 12. Vì sao trong thư gửi đồng bào Nam Bộ trước ngày đi Pháp dự cuộc Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, Bác Hổ viết : "Đồng bào cà nước phải nhớ ơn đồng bào Nam Bộ" ?
A. Vì đổng bào Nam Bộ đã góp gạo, gửi ra Miền Bắc góp phần quan trọng vào việc giải quyết nạn đói năm 1945.
B. Vì sự đóng góp công sức, tiền của của Nam Bộ trong những ngày đầu xây đựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
C. Vì nhân dân Nam bộ đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Anh - Pháp làm cho Quân đội Anh phải rút khỏi Nam Bộ.
D. Vì cuộc chiến đấu của đồng bào Nam bộ đã làm chậm kế hoạch xăm lược của Pháp, tạo điều kiên cho cả nước có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Câu 13. Phong trào bình dân học vụ trong kháng chiến chống Pháp là:
A. Cuộc vận động cải cách giáo dục xóa bỏ nền giáo dục thực dân, xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ Việt Nam.
B. Cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
C. Cuộc vận động nhân dân tham gia các lớp học để xóa mù chữ.
D. Cuộc vận động nhân dân tham gia để thực hiện nếp sống mới.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | c | d | c | d | d | d | b |
Câu | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | |
Đáp án | b | b | b | a | d | c |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12