06/05/2018, 20:22

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 (phần 2)

Câu 16. Thắng lợi của chính quyền cách mạng trên lĩnh vực tài chính (1946) là : A. Nhân dân đã quyên góp được 370 kg vàng cho ngân quỹ quốc gia. B. Nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đổng cho "Quỹ độc lập". C. Tiền mới của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được lưu hành ...

Câu 16. Thắng lợi của chính quyền cách mạng trên lĩnh vực tài chính (1946) là :

A. Nhân dân đã quyên góp được 370 kg vàng cho ngân quỹ quốc gia.

B. Nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đổng cho "Quỹ độc lập".

C. Tiền mới của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được lưu hành trong cả nước.

D. Nhân dân dã quyên góp được 40 triệu đổng cho quỹ đảm phụ quốc phòng.

Câu 17. Để kêu gọi đồng bào tham gia Bình dân học vụ, diệt giặc dốt, Hồ Chủ tịch đã nói: "Một dân tộc ... là một dân tộc ... ! ". Hãy điền những từ còn thiếu.

A. Ít học, dốt.

B. Dốt, yếu.

C. Không học tập, không thể làm chủ đất nước mình.

D. Không học tập, dốt.

Câu 18. Ngày Nam Bộ kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược là ngày :

A. Ngày 6/9/1945.

B. Ngày 23/9/1945.

C. Ngày 5/10/1945.

D. Ngày 22/9/1945.

Câu 19. Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946 ?

A. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đuổi Pháp”.

B. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đánh Pháp”.

C. "Hoà Pháp, đuổi Trung Hoa dân quốc”.

D. "Hoà hoãn với Pháp và Trung Hoa dân quốc”.

Câu 20. Cơ sở nào để ta lựa chọn sách lược hoà hoãn với Tưởng ?

A. Vì Đảng ta đã sớm nhận định Quân đội Tưởng sóm muộn rồi sẽ phải rút về nước để đối phó với phong trào cách mạng trong nước.

B. Vì quân Tưởng chưa công khai chống phá cách mạng bằng vũ lực mà chỉ xúi giục, giật dây cho bọn tay sai phản động.

C. Vì ở Nam Bộ, thực dân Pháp đã gây hấn.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 21. Ta dã nhân nhượng với Tưởng Giới Thạch như thế nào ?

A. Chấp nhận mọi yêu cầu cải tổ Chính phủ, Quốc hội theo ỷ chúng.

B. Chấp nhân tiêu tiền Trung Quốc, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng.

C. Chấp nhận tất cả mọi yêu cầu đảm bảo trật tự trị an, phương tiện đỉ lại của quân đôi Tưởng.

D. Chấp nhận cung cấp toàn bộ lương thực thực phẩm cho quân đôi Tưởng.

Câu 22. Nhận xét chung về thái độ của Chính phù Việt Nam Dân chù Cộng hoà với quân dội Tường Giới Thạch là :

A. Ta nhân nhượng tuyệt đối.

B. Ta nhân nhượng từng bước.

C. Ta nhân nhượng có nguyên tắc.

D. Ta nhân nhượng quá nhiều.

Câu 23. Tác dụng của việc thực hiện chính sách nhân nhượng quân đội Tưởng Giới Thạch ?

A. Làm thất bại âm mưu "diệt cộng cầm Hồ” của chúng.

B. Hạn chế đến mức thấp nhất những các hoạt động chống phá cửa Quân đội Tưởng Giới Thạch và các lực lượng phản động tay sai.

C. Tạo điều kiện cho ta tập trung đối phó với cuộc xâm lược của Pháp ở Nam Bộ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 24. Vì sao từ tháng 2/1946, ta chù trương hoà hoãn với Pháp ?

A. Thực dân Pháp đã thương lượng để cả Anh và Tưởng giao quyền giải giáp lực lượng phát xít ở Việt Nam cho chúng.

B. Hoà hoãn với Pháp để đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước.

C. Pháp đang có ý định thương lượng với Chính phủ cách mạng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 25. Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, có bao nhiêu quân Pháp sẽ ra Bắc và đóng quân trong thời gian bao lâu ?

A. 15.000 quân , 5 năm.

B. 150.000 quân, 8 năm.

C. 1.500 quân, 6 năm.

D. 150.000 quân, 3 năm.

Câu 26. Điều nào sau đây có trong với nội dung Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) ?

A. Việt Nam là một quốc gia độc lập trong khối Liên hợp Pháp.

B. Việt Nam là một quốc gia tự trị trong khối Liên hợp Pháp.

C. Việt Nam là một quốc gia tự do trong khối Liên hợp Pháp.

D. Việt Nam là một quốc gia tự chủ trong khối Liên hợp Pháp.

Câu 27. Ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946:

A. Có thêm thời gian hoà hoãn để củng cố chính quyền cách mạng.

B. Mở ra một khả năng giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, tỏ rõ thiện chí hoà bình của dân tộc.

C. Là hiệp ước đầu tiên Chính phủ cách mạng kí kết với đại diện nước khác, như thế mặc nhiên Chính phủ Pháp là nước đã công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 28. Hổ Chủ tịch trước khi sang Pháp đã dặn : "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo em cái "bất biến" của dân tộc ta trong thời điểm này là gì ?

A. Hoà bình.        B. Độc lập.

C. Tự do.       D. Tự chủ.

Đáp án

Câu 16 17 18 19 20 21 22
Đáp án c b b b d b c
Câu 23 24 25 26 27 28
Đáp án d d a c d b

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12

0