06/05/2018, 20:21

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 (phần 3)

Câu 26. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. Đó là nhờ chính sách của tổ chức nào? A. Mặt trận nhân dân Pháp. B. Mặt trận nhân dân Liên Xô. C. Quốc tế Cộng sản. D. Thực dân Pháp. Câu 27. Những sự kiện nào sau ...

Câu 26. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. Đó là nhờ chính sách của tổ chức nào?

A. Mặt trận nhân dân Pháp.

B. Mặt trận nhân dân Liên Xô.

C. Quốc tế Cộng sản.

D. Thực dân Pháp.

Câu 27. Những sự kiện nào sau đây có liên quan đến cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939?

A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.

B. Thực dân đàn áp dã man Xô viết Nghệ - Tĩnh.

C. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp năm 1938.

D. Câu A và C đúng.

Câu 28. Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn nào?

A. Thực dân Pháp.

B. Bọn phản động thuộc địa cùng bè lũ tay sai.

C. Phong kiến tay sai.

D. Phát xít Nhật.

Câu 29. Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 - 1939 là:

A. Đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.

C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

D. Chống Phát xít Nhật.

Câu 30. Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là:

A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 31. Đến tháng 3 - 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì?

A. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.

B. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.

C. Mật trận nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 32. Hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 diễn ra như thế nào?

A. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

C. Lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khái đối mặt với kẻ thù.

D. Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu.

Câu 33. Phong trào Đông Dương đại hội diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ năm 1936 đến năm 1939.

B. Từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1937.

C. Từ giữa năm 1936 đến tháng 3 năm 1938.

D. Từ giữa năm 1936 đến tháng 9 năm 1936.

Câu 34. Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Vào ngày 1 - 8 - 1936, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

B. Vào ngày 1 - 5 - 1938, tại Vinh - Bến Thủy.

C. Vào ngày 1 - 5 - 1939 tại Hà Nội.

D. Vào ngày 1 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội.

Câu 35. Tác phẩm “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình được in và phát hành rộng rãi trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939. Vậy Qua Ninh và Vân Đinh là ai?

A. Sóng Hồng và Xuân Thủy.

B. Nguyễn Ái Quốc và Phạm Văn Đồng.

C. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp.

D. Trần Phú và Hà Huy Tập.

Câu 36. Trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất, đó là hai sự kiện nào?

A. Phong trào Đại hội Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

B. Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường.

C. Phong trào đón Gôđa và đấu tranh nghị trường.

D. Phong trào báo chí và đòi dân sinh dân chủ.

Câu 37. Nét nồi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.

B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.

C. Tập họp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.

D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.

Đáp án

Câu 26 27 28 29 30 31
Đáp án a a b c a a
Câu 32 33 34 35 36 37
Đáp án a c d c a d

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12

0