Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 2)
Câu 14. Chính sách thương mại của thực dân Pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai là : A. Cho tự do kinh doanh buôn bán. B. Tạo điều kiện cho thương nhân Hoa kiều, Pháp buôn bán. C. Bảo hộ thuế quan cho hàng hoá Pháp. D. Tạo điều kiện cho thương nhân ...
Câu 14. Chính sách thương mại của thực dân Pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai là :
A. Cho tự do kinh doanh buôn bán.
B. Tạo điều kiện cho thương nhân Hoa kiều, Pháp buôn bán.
C. Bảo hộ thuế quan cho hàng hoá Pháp.
D. Tạo điều kiện cho thương nhân người Việt, Pháp buôn bán.
Câu 15. Đánh giá như thế nào về giai cấp địa chù Việt Nam ?
A. Là giai cấp đầu hàng, tay sai của thực dân Pháp.
B. Là giai cấp bóc lột của chế độ phong kiến, hoàn toàn không có thế lực chính trị.
C. Là một giai cấp có thế lực kinh tế độc lập với Pháp, có tinh thẩn dân tộc cao.
D. Một bộ phận của giai cấp này là tay sai của thực dân. Một bộ phận có tinh thần dân tộc chống Pháp.
Câu 16. Đặc điểm của giai cấp tư sản Việt Nam là :
A. Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau giai cấp vô sản.
B. Giai cấp tư sản Việt Nam có quyền lợi kinh tế - chính trị gắn bó với thế lực thực dân.
C. Giai cấp tư sản Việt Nam từ khi mới ra đời đã là chỗ dựa cho chính quyền thuộc địa.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 17. Vì sao nói giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc ?
A. Đây là một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.
B. Đây là một giai cấp có số lượng đông, có tinh thần cách mạng triệt để.
C. Đây là giai cấp rất nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc canh tân đất nước.
D. Đây là lực lượng lao động chính, tạo ra mọi giá trị vật chất cho xã hội.
Câu 18. Bộ phận có tinh thần dân tộc, hăng hái cách mạng nhất trong giai cấp tiểu tư sản ?
A. Tiểu thương.
B. Thị dân.
C. Thợ thủ công.
D. Trí thức - học sinh, sinh viên.
Câu 19. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam (1919 – 1929) là:
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với giai cấp tư sản.
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc, tay sai.
Câu 20. Đối tượng chủ yếu cách mạng Việt Nam cần đánh đổ là :
A. Địa chủ, tư sản.
B. Tư sản, đế quốc.
C. Đế quốc, địa chủ.
D. Đế quốc, tay sai.
Câu 21. Từ năm 1917 đến năm 1925, Phan Bội Châu chủ yếu hoạt động cách mạng đâu ?
A. Thái Lan. B. Trung Quốc.
C. Việt Nam. D. Nhật Bản.
Câu 22. Phạm Hồng Thái là thành viên của tổ chức yêu nước :
A. Tâm tâm xã.
B. Việt Nam Quang phục hội.
C. Hội Phục Việt.
D. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn.
Câu 23. Điền tiếp từ còn thiếu trong câu nói của Phan Bội Châu : "Đương lúc khói độc mây mù, thình lình có một trận gió xuân thổi tới. Đương giữa lúc trời khuya đất ngủ, thình lình cố một tia thái dương mọc ra. Trận gió xuân ấy, tia thái dương ấy là ...”
A. Chủ nghĩa xã hội.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Cách mạng Nga năm 1917.
D. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
Câu 24. Đối tượng đấu tranh của phong trào "Chấn hưng nội hoá" (1919) là :
A. Tư sản Pháp.
B. Tư sản Hoa kiểu.
C. Tư sản mại bản.
D. Tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều.
Câu 25. Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam" ?
A. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
C. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
D. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo.
Câu 26. Là người đã từng tham gia vụ binh biến trên tàu chiến Pháp ở Biển Đen (năm 1918) phản đối chính sách can thiệp cách mạng Nga của đế quốc Pháp, khi về nước đã lập ra tổ chức đầu tiên của công nhân Việt Nam. Ông là ai ?
A. Phan Anh. B. Tôn Đức Thắng.
C. Trường Chinh. D. Lê Duẩn.
Đáp án
Câu | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | c | d | a | b | d | d | d |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | |
Đáp án | b | a | a | b | b | b |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12