Bài tập trắc nghiệm Sử 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến (phần 3)
Câu 21. Người sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc là A. Trần Thắng – Ngô Quảng B. Triệu Khuông Dẫn C. Chu Nguyên Chương D. Hoàng Sào Câu 22. Nhà Minh được thành lập trên cơ sở đánh bại sự thống trị của triều đại ngoại tộc nào? A. Kim B. Mông ...
Câu 21. Người sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc là
A. Trần Thắng – Ngô Quảng
B. Triệu Khuông Dẫn
C. Chu Nguyên Chương
D. Hoàng Sào
Câu 22. Nhà Minh được thành lập trên cơ sở đánh bại sự thống trị của triều đại ngoại tộc nào?
A. Kim B. Mông Cổ
C. Nguyên D. Thanh
Câu 23. Ý nào không phản ánh đúng chính sách của Minh Thái Tổ để xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền?
A. Chia đất nước thành các tỉnh
B. Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)
C. Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại
D. Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội
Câu 24. Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc dưới thời Minh là
A. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn
B. Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh
C. Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền
D. Kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
Câu 25. Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?
A. Trần Thắng – Ngô Quang
B. Chu Nguyên Chương
C. Lý Tự Thành
D. Triệu Khuông Dẫn
Câu 26. Nhà Thanh ở Trung Quốc là
A. Triều đại ngoại tộc
B. Triều đại phong kiến dân tộc
C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao
D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn
Câu 27. Chính sách thống trị của nhà Thanh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc là
A. Chính sách thống trị ngoại tộc, làm cho chế độ phong kiến Trung Quốc ngày càng trì trệ
B. Chính sách áp bức dân tộc, làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng
C. Chính sách “bế quan tỏa cảng”gây nên nhiều cuộc xung đột kịch liệt với thương nhân châu Âu
D. Làm cho chế độ phong kiến ngày càng suy sụp, tạo điều kiện cho tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc
Câu 28. Ý nào không giải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?
A. Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản
B. Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc
C. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế
D. Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt
Câu 29. Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?
A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiên với các nước láng giềng
B. Luôn thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ
C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”
D. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu
Câu 30. Hãy liên hệ: Lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đó
A. Có quan hệ bang giao hữu nghị, cùng phát triển
B. Trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc
C. Trở thành đối tượng xâm lược của một số các triều đại phong kiến ở Trung Quốc
D. Đất nước không phát triển được
Đáp án
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Đáp án | C | C | C | D | C |
Câu | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | A | D | A | B | B |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 10