13/01/2018, 21:07

Bài tập ôn tập chương 1 hình lớp 6: Bài 1,2, 3, 4,5, 6,7, 8 trang 127 SGK

Bài tập ôn tập chương 1 hình lớp 6: Bài 1,2, 3, 4,5, 6,7, 8 trang 127 SGK Đáp án và giải bài ôn tập chương 1 hình lớp 6: Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 127 SGK Toán lớp 6 tập 1. Bài 1. Đoạn thẳng AB là gì? Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. ...

Bài tập ôn tập chương 1 hình lớp 6: Bài 1,2, 3, 4,5, 6,7, 8 trang 127 SGK

Đáp án và giải bài ôn tập chương 1 hình lớp 6: Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 127 SGK Toán lớp 6 tập 1.

Bài 1. Đoạn thẳng AB là gì?

Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.


Bài 2. Cho ba điểm A,B,C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm giữa B Và C.

dap an bai 2 trang 127 toan 6

 + Vẽ đường thẳng  qua hai điểm A,B

+ Vẽ tia AC

+Vẽ đoạnthẳng BC

+Xác định điểm M nằm giữa hai điểm B và C


Bài 3 trang 127. a, Đánh dấu hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng a và đường thẳng xy cắt nhau tại M và đều không đi qua N. Vẽ điểm A trên tia My.

b, Xác định điểm S trên đường thẳng a sao cho S, A, N thẳng hàng. Trong trường hợp đường thẳng AN song song với đường thẳng a thì có vẽ được điểm S không? Vì sao?
dap an bai 3 trang 127 toan 6

Khi AN//a thì không vẽ được điểm S vì hai đường thẳng song song thì không có điểm chung.


Bài 4 . Vẽ bốn đường thẳng phân biệt. Đặt tên cho các giao điểm nếu có.

Trường hợp 1: 4 đường thẳng phân biệt cắt nhau:

bai4

Trường hợp 2: 4 đường thẳng phân biệt không cắt nhau:cach 2


Bài 5 trang 127 ôn tập chương 1. Cho ba điểm A, B, C sao cho B nằm giữa A và C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần, mà biết được độ  dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, AC? Hãy nêu các cách làm khác nhau.

dap an bai 5

+ Cách 1: Đo độ dài đoạnthẳng AB và BC => đoạnthẳng AC = AB + BC

+ Cách 2: Đo độ dài đoạnthẳng AB và AC => đoạnthẳng BC = AC – AB

+Cách 3: Đo độ dài đoạn.thẳng AC và BC => đoạnthẳng AB = AC – BC


Bài 6 trang 127 Toán 6 tập 1. Cho đoạn thẳng AB dài 6 cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3 cm.
a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không? Vì sao?
b) So sánh AM và MB.
c) M có là trung điểm của AB không?

bai6

a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B vì trên tia AB có AM < AB (vì 3 cm < 6 cm).
b) Vì M nằm giữa 2 điểm A và B, Ta có: AM + MB = AB
3 + MB = 6
Hay MB = 6 – 3 = 3 (cm) Vậy: AM = MB (vì cùng bằng 3 cm)
c) M là trung điểm của AB, vì M nằm giữa A, B (Câu a) và AM = MB (câu b).


Bài 7 trang 127. Cho đoạn thẳng AB = 7 cm. Vẽ trung điểm I của đoạn thẳng AB.
bai7

Vì I là trung điểm của AB nên: IA + IB = AB và IA= IB

Do đó: IA = IB = AB/2 =7/2=3,5(cm)
Trên tia AB, vẽ điểm I sao cho AI = 3,5 cm.


Bài 8. Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA = OC = 3 cm, OB = 2 cm, OD = 2 OB.
bai8

Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O.
Lấy A thuộc tia Ox, C thuộc tia Oy sao cho OA = OC = 3 (cm).
Lấy B thuộc tia Ot, D thuộc tia Oz sao cho OB = 2 cm, OD = 2 OB = 2.2 = 4 (cm).

0