Bài tập môn Pháp luật đại cương về phần chia tài sản
Bài tập môn Pháp luật đại cương về phần chia tài sản Bài tập Pháp luật đại cương có đáp án Bài tập chia tài sản môn Pháp luật đại cương tổng hợp một số bài tập chia thừa kế có đáp án đi kèm, giúp các ...
Bài tập môn Pháp luật đại cương về phần chia tài sản
Bài tập chia tài sản môn Pháp luật đại cương
tổng hợp một số bài tập chia thừa kế có đáp án đi kèm, giúp các bạn sinh viên củng cố kiến thức phần luật thừa kế, bộ luật dân sự, từ đó đạt kết quả cao trong bài thi hết môn. Mời các bạn cùng tham khảo.
700 câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
Đề thi môn Pháp luật đại cương trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2012 - 2013
Bài tập pháp luật đại cương - Phần luật thừa kế, bộ luật dân sự
Bài 1:
Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1935 và có 3 con là anh Hải, anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là Hạnh. Năm 2006, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anh Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải. Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân chia di sản.
Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn người thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh dũng theo đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từ chối hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Ba cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2 tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Ba còn tạo lập một căn nhà trị giá 300 triệu
Giải:
Tình huống của bạn có vài chỗ không ổn:
- Thứ nhất, anh Dũng di chúc toàn bộ tài sản lại cho anh Hải, vậy có nghĩa là không có tên chị Ngân trong di chúc của anh Hải, vậy tại sao lại có chị Ngân từ chối hưởng tài sản anh Dũng để lại?
- Thứ hai,"các con người em ruột của chồng tên Lương", chỗ này bạn viết như thế người đọc dễ hiểu nhầm, theo P hiểu thì đó là các con của bà Ba và người em ruột của chồng tên là Lương.
Rắc rối nhỉ. Theo P, khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của mình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái và cháu ngoại, như vậy một số tài sản của ông Khải (tạm xác định là 1/2x1,2t tỷ) sẽ được chia đều cho con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu. vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sản của bà Ba là 600 + 300 = 900 triệu. Bà Ba chết để lại tài sản cho các con và người em ruột của chồng là Lương (tổng cộng 4 người), vậy số tiền 900 triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu.
Anh Dũng thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ tài sản này cho anh Hải, vậy anh Hải được hưởng thêm số tài sản này.
Nhưng anh Hải từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh Dũng, vì vậy còn dư ra 500 triệu. 500 Triệu này theo P sẽ được chia tiếp theo pháp luật, theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con anh Hải (nếu có)
Bài 2:
Năm 1972, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 3 con là M, N, C. Năm 1995, M kết hôn với E sinh được H & X. N lấy chồng sinh được con là K & D. Tháng 3/1997 Ô A chết để lại di chúc cho X & N. Qua quá trình điều tra thấy rằng Ô A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản của ông A là 200 triệu VNĐ. Tài sản chung của Ô bà là 100 triệu VNĐ. Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia tài sản thừa kế.
Giải:
Theo đề bài ta được các dữ kiện sau:
Tài sản riêng của ông A là 200.
Tài sản chung của ông A và B là 100.
Di sản của ông A là 200 + (100/2) = 250.
Do bà B làm mai táng cho ông A hết 40 nên di sản của ông A còn lại là 250 - 40 = 210.
Theo luật định những người được hưởng tài sản thừa kế của ông A gồm bà B, M, N và C: 210/4 = 52,5.
Bài 3:
Năm 1950, ông A kết hôn với bà B. Ông bà sinh được 2 người con gái là chị X (1953) & chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa ông A & bà B phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 ông A chung sống như vợ chồng với bà C. A & C sinh được anh T (1960) & chị Q (1963). Tháng 8/1979, X kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con là M & N (1979-sinh đôi). Năm 1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, ông A mắc bệnh hiểm nghèo & đã qua đời. Trước khi chết, ông A có để lại bản di chúc với nội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. Không đồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của ông A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng di sản thừa kế của chị X & ông A?
Giải:
Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ, chống với bà C thì việc này pháp luật thừa nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp pháp.
Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao nhiêu nên ta xem bằng 0.
Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.
Tài sản của ông A và bà B có được là 500
Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.
Di sản của ông A là 500/2 = 250.
250 chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.
Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì những người sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗi người được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật.
Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q, X, Y: 250/6 = 41,6
Như vậy bà B = bà C = 2/3 (250/6) = 27,7
Tài sản của anh T còn lại là 250 - (27,7 x 2) = 194,6
Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi.
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.