Bài tập làm văn số 2 lớp 11 đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Bài tập làm văn số 2 lớp 11 đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát Bài văn mẫu lớp 11 Bài tập làm văn số 2 lớp 11 đề 3 VnDoc.com xin giới thiệu tới ...
Bài tập làm văn số 2 lớp 11 đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Bài tập làm văn số 2 lớp 11 đề 3
VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: , tài liệu đã tổng hợp những bài văn mẫu hay dành cho các em học sinh lớp 11 học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn. Mời các bạn và thầy cô tham khảo.
A. Dàn ý bài tập làm văn số 2 lớp 11 đề 3
1. Giới thiệu khái quát về Cao Bá Quát
Một nhà nho tài năng và bản lĩnh, thể hiện nhân cách một nhà nho chân chính.
2. Những nét chung về nhân cách một nhà nho chân chính
- Tư tưởng hành đạo, nhập thể tích cực để trị nước, giúp đời.
- Xem thường bổng lộc, danh hoa phú quý.
- Trong mọi hoàn cảnh đều giữ được khí tiết của một nhà nho.
3. Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
a. Chọn con đường hành đạo của người trí thức xưa: học hành- khoa cử- làm quan để giúp đời.
b. Nhận thức được thực tế xã hội: nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp với sự bảo thủ, lạc hậu, trì trệ.
c. Cái nhìn mới về con đường khoa cử- danh lợi:
- Con đường danh lợi là “cùng đồ”.
- Hình ảnh lữ khách đi trên bãi cát: Bãi cát tượng trưng cho đường đời gian nan; sự bế tắc của con đường tiến thân mà Cao Bá Quát đang đi.
- Thấy được tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử.
- Ý thức phải thoát khỏi cơn say danh lợi.
d. Niềm khát khao được thay đổi cuộc sống.
- Trăn trở tìm một lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc: “tính sao đây?”, “Còn đứng làm chi trên bãi cát?”.
4. Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát.
B. Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Bài làm 1
Ta vẫn thường nghe: "Tài cao phận thấp, chí khí uất". Dường như cái tài năng vẫn chưa đủ để con người ta tỏa sáng những còn bởi một chữ "phận". Đó cũng chính là bi kịch cuộc đời của một con người tài hoa bậc nhất Cao Bá Quát. Ông hiện ra là một nhà nho giỏi, đức độ với một tâm hồn văn chương và cốt cách thanh cao. Được nhân dân tôn lên hàng thánh - thánh Quát. Vậy nhưng đương thời Chu Thẩn lại phải trải qua biết bao khổ ải, gian truân của một chế độ phong kiến thối nát suy tàn. Những nỗi niềm xót xa, phẫn uất của một đấng nam nhi đã được ông gửi gắm kín đáo trong tác phẩm Sa hành đoản ca.
Là một nhà nho chân chính, Cao Bá Quát vốn chịu ảnh hưởng rất lớn của quan niệm "chí làm trai". Cũng như Nguyễn Công Trứ và bao bậc trượng phu đương thời, ông luôn tâm niệm va khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang hiển hách cho đời, coi đó là lý tưởng sống, là trách nhiệm trọn đời và là món nợ phải trả - "nợ tang bồng". Ông vố đã sớm được coi như một tài năng xuất chúng khi mới chỉ ít tuổi và càng trưởng thành, ông lại càng chứng tỏ rõ khí phách hiên ngang và hoài bão lớn lao của mình. Tuy nhiên đứng trước một xã hội phong kiến bảo thủ, trì trệ và khủng hoảng, con người ấy đã không thể thỏa mãn khát vọng của mình.
Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
"Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là một khúc ca ngắn, vậy mà bản thân nó lại vẽ nên một con đường rất dài. Bức tranh sa mạc mênh mông cát trắng với bóng người nhỏ bé đang bước đi từng bước khó nhọc. Đi mà như lùi, vậy ra đi mà thực ra không đi. Đó là một hình ảnh rất thực và cũng bao hàm ý nghĩa ẩn dụ. Đây thực ra là con đường thi cử của chính tác giả, cái tủi nhục của bãi cát cũng là cái nhọc nhằn ông đang phải gánh chịu vì con đường ấy - khó nhọc mà xa vời. Đối với trí thức nho sĩ ngày xưa, con đường học - thi - làm quan ấy đầy gian nan vất vả, càng khó khăn hơn trong những buổi cuối của nho học và đây cũng là cách duy nhất để họ thực hiện chí làm trai lập công danh của mình. Suốt những năm từ lúc 14 tuổi cho đến khi 31 tuổi, Cao Bá Quát đã vào Huế đi thi không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào ông cũng bị đánh hỏng. Không phải vì ông không có tài mà vì lẽ cái tính cách ngông nghênh của ông vốn đã quá nổi tiếng và không được lòng các vị quan triều thần. Đến đây lời thơ như những tiếng thở dài của chính tác giả, ta thấy được trướng nhất là sự chán ngán của Chu Thần trước thời cuộc. Bản thân ông ngày càng nhận thức được sự lạc hậu, thoái hóa của chế độ học hành thi cử truyền thống trong cái chuyển mình của thời thế.
Mặt trời đã lặn chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
"Mặt trời lặn" là hình ảnh chuyển giao của thời gian, khi thiên nhiên đã chìm dần vào giấc nghỉ ngơi, thì đối lập với nó là hình ảnh người lữ khách "chưa dừng được". Vì sao chưa dừng được? Bởi lữ đường còn dài mà đích thì chẳng thấy đâu. Con đường cuộc đời ông đi mãi mà ông vẫn chưa tìm được cho mình chỗ đứng trong xã họi, chưa thỏa mãn ý chí lập nên công danh. Vậy nên bản thân ông không cho phép mình dừng lại. Nếu ở câu đầu mở ra là sự rộng lớn của không gian thì đến lúc này, Cao Bá Quát lại nói đến sự chảy trôi liên tục của thời gian, tất cả những yếu tố thiên nhiên vũ trụ ấy dường như đều là lực cản đường, cản trở những bước đi vốn đã đầy khó nhọc trên cát. Do đó, ông thấy mình trơ trọi cô đơn trước bãi cát hoang vu ấy và tự khóc cho số phận dai dẳng của mình. Có thể những giọt nước mắt ấy ban đầu chỉ đơn thuần do tác động của ngoại cảnh (gió, cát, bụi) nhưng chúng trở nên đắng hơn, mặn hơn và xót xa hơn bởi tâm sự của tác giả. Để rồi từ đây, những cung bậc cảm xúc của Chu Thần được đưa lên một vị trí mới:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối giận khôn vơi.
Chu Thần đang giận ai hay giận cái gì vậy? Ông đang giận chính bản thân ông bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, ta có thể hiểu: trước những cảnh đời khổ cực của nhân dân và thời thế thay đổi, ông dù một lòng trung quân ái quốc, hết mực thương dân nhưng vẫn chưa thể làm để đem tài năng ra giúp dân giúp nước. Ngay cả Nguyễn Công Trứ "ngất ngưởng" là thế mà con luôn tâm niệm "nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chúng". Vậy nên ông tự trách bản thân vẫn chưa làm tròn nhiệm vụ với giang sơn xã tắc: "Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình, thẹn mình là nhà nho mà lại tầm thường đến thế". Tâm sự này của ông khiến ta cảm thấy trân trọng một con người có tấm lòng đức độ và tâm hồn thanh cao trong thơ văn: "Nhất sinh đê thủ bái mao hoa".
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải để tham khảo.