Bài tập 8 trang 75 Sách bài tập Sử 10: Tại sao làng xóm của người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc...
Tại sao làng xóm của người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ?. Bài tập 8 trang 75 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 – Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) Tại sao làng xóm của người Việt ...
Tại sao làng xóm của người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ?
Trả lời:
Làng xóm của người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc vì Làng là đơn vị địa lý, địa bàn cư trú quan trọng của người Việt. Trong làng có (nhiều) xóm, ngõ, chùa, đình, miếu, đền. Ngoài làng là đồng ruộng, xung quanh có các lũy tre bao bọc, và có các vị trí quan trọng gọi là cột giáp mốc. => Không gian cụ thể, riêng rẽ nhưng thân thiện.
Thời Bắc thuộc, ta chỉ mất nước chứ không mất làng. Làng là 1 trong 3 trục của tính cộng đồng Việt (gồm: gia đình, làng, nước) tạo thành tình đoàn kết, gắn bó mọi người với nhau, từ đó mà lòng yêu nước được hình thành => chống các cuộc xâm lược. Điều đó được thể hiện qua các chức năng của làng như sau:
1 – Về mặt kinh tế, làng là nơi quản lý ruộng đất công của nhà nước, thay cho nhà vua.
2 – Về mặt chính trị – xã hội: làng như 1 xã hội thu nhỏ, được tổ chức rất chặt chẽ thông qua hệ thống quan lại (chức sắc và chức dịch gọi chung là Hương đảng => làng còn gọi là Hương đảng tiểu triều đình) và lệ làng (còn được gọi là các Hương ước, tất nhiên, lệ làng khác với chống phép nước).
3- Về mặt văn hóa, mỗi làng có 1 Hương ước riêng, thờ thần riêng, và phong tục tập quán riêng, chính vì thế, tính cố kết của các thành viên trong làng rất chặt chẽ
=> Ba chức năng này đan xen nhau, tạo nên tính độc lập (tự trị) và dân chủ, đồng thời, cũng tạo nên tính đoàn kết và lòng yêu nước, một nét truyền thống quý báu của dân tộc, và là nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập.