26/04/2018, 14:14

Bài tập 7 trang 58 SBT Sử 12: Hãy gạch chân những chỗ sai ở các câu dưới đây và giải thích tại sao...

Hãy gạch chân những chỗ sai ở các câu dưới đây và giải thích tại sao ?. Bài tập 7 trang 58 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12 – Bài 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930 Hãy gạch chân những chỗ sai ở các câu dưới đây và giải thích tại sao ? 1. Đông Dương Cộng sản ...

Hãy gạch chân những chỗ sai ở các câu dưới đây và giải thích tại sao ?. Bài tập 7 trang 58 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12 – Bài 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930

Hãy gạch chân những chỗ sai ở các câu dưới đây và giải thích tại sao ?

1. Đông Dương Cộng sản đảng là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

2. Bên cạnh những hoạt động tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, HVNCMTN cũng rất chú trọng các hoạt động vũ trang để gây ảnh hưởng trong quần chúng.

3. HVNCMTN là một tổ chức quá độ, phù hợp để tiến tới thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Đây là lớp huấn luyện các đảng viên Ưu tú làm nòng cốt cho Đảng sau này.

4. “Đường Kách mệnh” là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. “Vô sản hoá” là phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân chống lại việc thực dân Pháp cướp ruộng đất lập đồn điền, làm cho người nông dân mất tư liệu sản xuất phải bán sức lao động để làm thuê và trở thành công nhân.

6. Ngày 25 – 12 – 1927, VNQDĐ ra đời, chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp tư sản dân tộc khi vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

7. Giống như HVNCMTN, VNQDĐ rất chú ý đến các hoạt động tuyên truyền, vừa để cổ động cho đường lối dân chủ tư sản, vừa để gây ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng.             

Việt Nam Quốc dân đảng  chủ trương: “  tiến hành cách mạng bằng bạo lực ”.

8. Mâu thuẫn giữa ba tổ chức cộng sản (ra đời năm 1929) về đường lối và tổ chức ngày càng sâu sắc.  Từ thực tiễn đó, Hội nghị họp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc).

9. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng do Trần Phú soạn thảo.

Trả lời:

1. Đông Dương Cộng sản đảng là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Tháng 3 năm 1929, 7 đoàn viên trong Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Bắc Kỳ đã nhóm họp tại nhà 5D Hàm Long, Hà Nội, quyết định thành lập chi bộ cộng sản và bầu Trần Văn Cung (bí danh Quốc Anh) làm bí thư. Nguyễn Phong Sắc mặc dù vắng mặt do bận công tác đột xuất nhưng vẫn được công nhận là thành viên chính thức[2]. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ này chủ trương tiến tới thành lập đảng cộng sản. Trên cơ sở đó, chi bộ tích cực chuẩn bị để đi đến thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

2. Bên cạnh những hoạt động tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, HVNCMTN cũng rất chú trọng các hoạt động vũ trang để gây ảnh hưởng trong quần chúng.

Hội chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

3. HVNCMTN là một tổ chức quá độ, phù hợp để tiến tới thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Đây là lớp huấn luyện các đảng viên Ưu tú làm nòng cốt cho Đảng sau này.

Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng

–  Chuẩn bị về mặt tổ chức  cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Đưa chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào phong trào công nhân.

–  Chuẩn bị về cán bộ cho Cách mạng Việt Nam.

–   Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng vô sản.

4. “Đường Kách mệnh” là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt

5. “Vô sản hoá” là phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân chống lại việc thực dân Pháp cướp ruộng đất lập đồn điền, làm cho người nông dân mất tư liệu sản xuất phải bán sức lao động để làm thuê và trở thành công nhân.

“Vô sản hoá” là phong trào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mà các hội viên đã vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền chủ nghĩa Mac- Lenin, giác ngộ cách mạng và tổ chức công nhân đấu tranh

6. Ngày 25 – 12 – 1927, VNQDĐ ra đời, chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp tư sản dân tộc khi vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc. địa bàn  hoạt động  chủ yếu ở Bắc Kỳ;  còn ở  Trung Kỳ và Nam Kỳ không đáng kể. Việt Nam Quốc dân đảng  vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái. => chứ không nắm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước

7. Giống như HVNCMTN, VNQDĐ rất chú ý đến các hoạt động tuyên truyền, vừa để cổ động cho đường lối dân chủ tư sản, vừa để gây ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng.             

Việt Nam Quốc dân đảng  chủ trương: “  tiến hành cách mạng bằng bạo lực ”.

8. Mâu thuẫn giữa ba tổ chức cộng sản (ra đời năm 1929) về đường lối và tổ chức ngày càng sâu sắc.  Từ thực tiễn đó, Hội nghị họp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc).

Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau,  công kích lẫn nhau,làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn =>Nguyễn Ai Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai Đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

9. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng do Trần Phú soạn thảo.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. 

0