26/04/2018, 22:19

Bài Tập 7 trang 47 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nhân loại là gì ? Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. Những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất ...

Những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nhân loại là gì ? Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.

Những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nhân loại là gì ? Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

- Hậu quả : 

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ.
  • Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.
  • Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới, tuy rằng sau chiến tranh nó còn tiếp tục tồn tại theo quán tính nhưng sau Thế chiến II, nó bị tất cả các nước, cả thuộc địa và cả một số chủ thuộc địa cùng tìm cách phá bỏ.
  • Học sinh phải làm gì để bảo vệ hòa bình ? 
    - Học hỏi những điều hay của người khác. 
    - Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh; 
    - Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để hiểu nhau. 
    - Không phân biệt đối xử (nam/nữ, học giỏi/ học kém; dân tộc; giàu/ nghèo) 
    - Khuyên can, hoà giải khi các bạn có bất đồng, xích mích. v v .... 
    - Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác. 
    - Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế . 
    - Viết thư , gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
  • Sachbaitap.com

0