Bài tập 4 trang 83 Sách bài tập Sử 10: Nêu những thay đổi về mặt hành chính ở nước ta sau cải cách của Lê...
Nêu những thay đổi về mặt hành chính ở nước ta sau cải cách của Lê Thánh Tông.. Bài tập 4 trang 83 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 – Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) Nêu những thay đổi về mặt hành chính ở nước ta sau cải cách của ...
Nêu những thay đổi về mặt hành chính ở nước ta sau cải cách của Lê Thánh Tông.
Trả lời:
Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt,lập nhà Lê (Lê sơ).
– Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
– Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
– Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
– Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.
– Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.
Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
=> Nhận xét : Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.