Bài tập 4 trang 151 Sách bài tập (SBT) Sử 10: BÀI TẬP 4. Hãy sử dụng những từ dưới đây điền vào chỗ trống (…) để...
BÀI TẬP 4. Hãy sử dụng những từ dưới đây điền vào chỗ trống (…) để hoàn thành đoạn tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp của Mác và Ăngghen. Bài tập 4 trang 151 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 – Bài 37. Mác và Ăngghen. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học BÀI TẬP 4. Hãy sử dụng những ...
BÀI TẬP 4. Hãy sử dụng những từ dưới đây điền vào chỗ trống (…) để hoàn thành đoạn tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp của Mác và Ăngghen
tri thức, 1818, 1943, thông minh, hoạt động cách mạng, 1842, chủ xưởng, 1844, 1820, “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, công nhân, tình bạn, tiến sĩ Triết học.
C. Mác sinh năm………….trong một gia đình gốc Do Thái ở thành phố Tơriơ (nước Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng là một người……………..sớm tỏ ra uyên bác, vì vậy mới 23 tuổi Mác đã đỗ……………….Mác vừa làm khoa học, vừa cộng tác với báo chí cách mạng. Sau khi bị trục xuất khỏi Đức vì …………… năm…………. Mác sang Pari tỉm hiểu và tiếp tục tham gia vào phong trào cách mạng Pháp.
Ph. Ăngghen sinh năm……….trong một gia đình………..giàu có ở thành phố Bácmen (Đức). Ăngghen rất căm ghét những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Vì vậy, năm………ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của người………….ông viết nhiều bài được tập hợp trong cuốn………….
Năm……….Ăngghen từ Anh sang Pháp và gặp Mác. Từ đây, hai ông bắt đầu
một……..lâu dài và đầy cảm động trong quá trình hoạt động cách mạng cho phong trào cồng nhân thế giới.
Trả lời:
C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình tri thức gốc Do Thái ở thành phố Tơriơ (nước Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng là một người thông minh sớm tỏ ra uyên bác, vì vậy mới 23 tuổi Mác đã đỗ tiến sĩ Triết học. Mác vừa làm khoa học, vừa cộng tác với báo chí cách mạng. Sau khi bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng năm 1843 Mác sang Pari tìm hiểu và tiếp tục tham gia vào phong trào cách mạng Pháp.
Ph. Ăngghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bácmen (Đức). Ăngghen rất căm ghét những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Vì vậy, năm 1842 ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của người công nhân ông viết nhiều bài được tập hợp trong cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, Năm 1944 Ăngghen từ Anh sang Pháp và gặp Mác. Từ đây, hai ông bắt đầu một tình bạn lâu dài và đầy cảm động trong quá trình hoạt động cách mạng cho phong trào công nhân thế giới