27/04/2018, 06:44

Bài tập 3 trang 50 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Tóm tắt mục đích, nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ...

Tóm tắt mục đích, nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

Tóm tắt mục đích, nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp  

Hướng dẫn làm bài:

Nguyên nhân và mục đích :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. 

- Để bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. 

- Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành “Chương trình khai thác lần hai” ở Đông Dương…

Nội dung :

Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ 1929 - 1933

Kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.

+ Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát..., đặc biệt là khai thác mỏ (than…)

Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

+ Giao thông vận tải: phát triển, đô thị mở rộng.

+ Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.

Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

Chính sách chính trị ,văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

a. Chính trị: Pháp tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết. Ngoài ra còn cải cách chính trị - hành chính: đưa thêm người Việt vào làm các công sở , lập Viện dân biểu….

b. Văn hoá giáo dục:

- Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”. 

- Các trào lưu tư tưởng, khoa học-kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

Sachbaitap.com 

0