25/04/2018, 21:31

Bài tập 2 trang 29 Sách bài tập (SBT) Sử 10: BÀI TẬP 2. Tại sao nói: Thời kì Gúpta và Hácsa (319 – 647) là thời kì...

BÀI TẬP 2. Tại sao nói: Thời kì Gúpta và Hácsa (319 – 647) là thời kì định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ ?. Bài tập 2 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 – Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ BÀI TẬP 2. Tại sao nói: Thời kì Gúpta và Hácsa (319 – 647) là ...

BÀI TẬP 2. Tại sao nói: Thời kì Gúpta và Hácsa (319 – 647) là thời kì định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ ?. Bài tập 2 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 – Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

BÀI TẬP 2. Tại sao nói: Thời kì Gúpta và Hácsa (319 – 647) là thời kì định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ ?

Trả lời:

Thời kì Gúpta và Hácsa (319 – 647) là thời kì định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ  vì ở thời kì này:

+ Đạo phật tiếp tục phát triển. Cùng với sự truyền bá đạo Phật, rất nhiều chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa) đã ra đời. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá. 

+ Ấn Độ giáo (Hinđu giáo) cũng ra đời và phát triển và tôn giáo thu hút phần lớn tín đồ ở Ấn Độ. Để thờ các vị thần của Hinđu giáo, người ta cũng xây dựng rất nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ hoặc đúc những pho tượng bằng đồng với phong cách nghệ thuật độc đáo.

+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn (Sanskrit)

+ Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin đu, mang tinh thần và triết lý Hinđu giáo rất phát triển.

=> Thời Gúp-ta và Hácsa (319 – 647) đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người, có ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài đặc biệt là Đông Nam Á

0