13/01/2018, 21:09

Bài tập 11,12,13, 14,15,16, 17,18,19, 20,21,22 trang 73, 74 SGK Toán lớp 6 tập 1:Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Bài tập 11,12,13, 14,15,16, 17,18,19, 20,21,22 trang 73, 74 SGK Toán lớp 6 tập 1:Thứ tự trong tập hợp các số nguyên Đáp án và Giải 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 trang 73 ; bài 22 trang 74 SGK Toán 6 tập 1 :Thứ tự trong tập hợp các số nguyên – Chương 2 số học. 1. So sánh hai số ...

Bài tập 11,12,13, 14,15,16, 17,18,19, 20,21,22 trang 73, 74 SGK Toán lớp 6 tập 1:Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Đáp án và Giải 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 trang 73; bài 22 trang 74 SGK Toán 6 tập 1:Thứ tự trong tập hợp các số nguyên – Chương 2 số học.

1. So sánh hai số nguyên

Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a bé hơn số nguyên b. Như vậy:

– Mọi số dương đều lớn hơn số 0;

– Mọi số âm đều bé hơn số 0 và mọi số nguyên bé hơn 0 đều là số âm;

– Mỗi số âm đều bé hơn mọi số dương.

Lưu ý: Số nguyên b được gọi là số liền sau số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b. Khi đó ta cũng nói số nguyên a là số liền trước của b.

2. Giá trị tuyệt đối:

Trên trục số, khoảng cách từ điểm a đến điểm gốc O được gọi là giá trị tuyệt đối của số a. Giá trị tuyệt đối của số a được kí hiệu là |a| (đọc là giá trị tuyệt đối của a). Như vậy:

– Giá trị tuyết đối của số 0 là 0.

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.

– Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

– Trong hai số nguyên âm, số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn là số lớn hơn.

Lời giải bài tập sách giáo khoa bài: thứ tự trong tập hợp các số nguyên trang 73,74 Toán 6 tập 1.

Bài 11. Điền vào ô trốngbai113⟨ 5;   -3 ⟨ 5;             4 ⟨-6,        10 ⟨ -10

Điền: 3 < 5;          -3 > -5;           4 > -6;             10 > -10.


Bài 12. a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thự tự tăng dần:

2, -17, 5, 1, -2, 0.

b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:

-101, 15, 0, 7, -8, 2001.

Giải: a) Các số nguyên sau theo thự tự tăng dần: -17, -2, 0, 1, 2, 5.

b) Các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: 2001, 15, 7, 0, -8, -101.


Bài 13 trang 73. Tìm x ∈ Z, biết:

a) -5 < x < 0;                  b) -3 < x < 3.

Đáp án bài 13:

a) x = -4 hoặc x = -3 hoặc x = -2 hoặc x = -1.

b) x = -2 hoặc x = -1 hoặc x = 0 hoặc x = 1 hoặc x = 2.


Bài 14. Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau: 2000, -3011, -10.

|2000| = 2000;       |-3011| = 3011;        |-10| = 10.


Bài 15. Điền vào ô trốngbai11|3| ⟨ |5|;                       |-3| ⟨ |-5| ;

|-1| ⟨ |0|;                      |2| ⟨ |-2|;

Đáp án:

|3| < |5|;                       |-3| < |-5| ;

|-1| > |0|;                      |2| = |-2|;


Bài 16 trang 73. Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô vuông để có một nhận xét đúng:

7 ∈ N   ⟨;        7 ∈ Z  ⟨;        0 ∈ N  ⟨;

0 ∈ Z ⟨;           -9 ∈ Z  ⟨;        -9 ∈ N ⟨ ;       11,2 ∈ Z ⟨

Đáp án bài 16:

7 ∈ N   Đ;        7 ∈ Z  Đ;        0 ∈ N  Đ;

0 ∈ Z Đ;           -9 ∈ Z  S;        -9 ∈ N Đ ;       11,2 ∈ Z S


Bài 17.Có thể khẳng định rằng tập hợp Z bao gồm hai bộ phận là các số nguyên dương và các số nguyên âm được không ? Tại sao ?

Không, vì 0 cũng là một số nguyên nhưng không thuộc bộ phận các số dương cũng không thuộc bộ phận các số âm.


Bài 18 trang 73 .a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không ?

b) Số nguyên b nhỏ hơn 3. Số b có chắc chắn là số nguyên âm không ?

c) Số nguyên c lớn hơn -1. Số c có chắc chắn là số nguyên dương không ?

d) Số nguyên d nhỏ hơn -5. Số d có chắc chắn là số nguyên âm không ?

Trả lời: a) Có

b) Không. Chẳng hạn, b = 2, ta có 2 < 3 nhưng 2 không phải là số nguyên âm.

c) Không. Chẳng hạn c = 0.

d) Có.


Bài 19 trang 73 Toán 6 tập 1. Điền dấu “+” hoặc “-” vào chỗ trống để được kết quả đúng:

a) 0 < …2;          b) …15 < 0;              c) …10 < …6;      d)…3 < …9

(Chú ý: Có thể có nhiều đáp số)

a) 0 < + 2;                           b) -15 < 0;

c) -10 < -6;                         d) +3 < + 9 và -3 < +9.


Bài 20. Tính giá trị các biểu thức:

a) |-8| – |-4|;            b) |-7|. |-3|;

c) |18|: |-6|;             d) |153| + |-53|.

Đ/s: a) 4;               b) 21;                c) 3;             d) 206.


Bài 21. Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: -4, 6, |-5|, |3|, 4.

Số đối của các số -4, 6,|-5|, |3|, 4 lần lượt là 4, -6, -5, -3, -4.


Bài 22. a) Tìm số liền sau của mỗi số nguyên sau: 2; -8; 0; 1.

b) Tìm số liền trước của mỗi số nguyên sau: -4; 0; 1; -25.

c) Tìm số nguyên a biết số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số nguyên âm.

Đ/s: a) 3; -7; 1; 0.

b) -5; -1; 0; -26.

c) Số 0.

0