25/04/2018, 21:32

Bài tập 1 trang 64 Sách BT Sử 10: Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời...

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.. Bài tập 1 trang 64 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 – Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Thời gian tồn tại của văn hoá Đông Sơn là A. từ đầu thế kỉ I TCN đến thế kỉ I. B. từ ...

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.. Bài tập 1 trang 64 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 – Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Thời gian tồn tại của văn hoá Đông Sơn là

A. từ đầu thế kỉ I TCN đến thế kỉ I.

B. từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ II.

C. từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I.

D. từ đầu thiên niên kỉ II TCN đến thế kỉ.

Trả lời: C

2. Vào thời gian đầu của văn hoá Đông Sơn, công cụ lao động phổ biến được làm từ

A. đồng thau, bắt đầu có công cụ sắt.

B. gỗ, đá và đồng.

C. đổng đỏ và nhôm.

D. sắt và đồng. 

Trả lời: A

3. Công cụ lao động bằng kim loại đã tạo điều kiện cho con người

A. khai phá vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả thành những cánh đổng màu mỡ, phát triển nghề nông trống lúa nước với sức kéo của trâu bò.

B. sử dụng hợp lí các loại công cụ lao động vào trong từng công việc cụ thể.

C. lựa chọn cây lúa nước là cáy trổng chính.

D. sống định cư trong các bản làng.

Trả lời: A

4. Nhà nước Văn Lang ra đời sớm dựa trên cơ sở

A. các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi.

B. sự liên kết cộng đồng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

C.những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế – xă hội.

D. tất cả các phương án trên.

Trả lời: D

5. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.

B. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.

C. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng đây là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc.

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Trả lời: C

6. Các tầng lớp chính trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc là

A. vua, quan lại và tăng lữ.

B. vua, quý tộc, dân tự do và nô tì.

C. vua, tăng lữ và nông dân tự canh.

D. vua, địa chủ và nông nô.

Trả lời: B

7. Nguồn thức ăn chính của Cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. lúa mì, lúa mạch và các loại rau, củ, đậu.

B. thóc gạo, khoai, sắn và các loại thịt, cá, rau, củ, quả.

 C.ngô, khoai, sắn, lúa gạo và đặc biệt là hải sản.

D. tất cả các loại lương thực, thực phẩm kể trên.

Trả lời: B

8. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A. thờ thần Mặt Trời.

B. thờ thần Sồng, thần Núi

C. sùng bái các hiện tượng tự nhiên.

D. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng nước.

Trả lời: D

9. Nến văn hoá tiêu biểu ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ, cơ sở hình thành nên nhà nước Champa là

A. văn hoá Phùng Nguyên.       C. văn hoá Sa Huỳnh

B. văn hoá Hoa Lộc.                 D. văn hoá Hoà Bình.

Trả lời: C

10. Dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân huyện Tượng Lâm đã giành được quyền tự chủ, lập ra nước Lâm Ấp vào

A. thế kỉ II TCN.                      C. thế kỉ II.

B. cuối thế kỉ I TCN.                D. cuối thế kỉ II

Trả lời: D

11. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa là

A. nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

B. nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.

C. sản xuất thủ công nghiệp, đặc biệt là nguồn nước.

D. chăn nuôi, trồng cây lúa nước.

Trả lời: B

12. Nền văn hoá Óc Eo được phát hiện tại

A. vùng châu thổ sông Cửu Long.       C. một số tỉnh Bắc Trung Bộ.

B. vùng châu thổ sông Hồng.             D. vùng trung du Bắc Bộ.

Trả lời: A

13. Trên cơ sở của văn hoá Óc Eo , một quốc gia cổ đã được hình thành có tên gọi là

A. Vương quốc Óc Eo     C. Vương quốc Phù Nam.

B. Vương quốc Champa.          D. Vương quốc Lan Xang

Trả lời: C

14. Quốc gia cổ đại Phù Nam được hình thành vào khoảng

A. thế kỉ II TCN.            C. thế kỉ I.

B. thế kỉ  I TCN.             D. thế kỉ II.

Trả lời: C

15. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phù Nam là

A. sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá “săn bắn và khai thác lâm thổ hải sản, đặc biệt là các loại ngọc trai quý hiếm.

B. sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghé thủ công, đánh cá vả buôn bán, đặc biệt ngoại thương đường biển rất phát triển.

C. sản xuất thủ công nghiệp kết hợp với thương nghiệp qua hệ thống sông ngòi nội địa.

D. các nghề thủ công, chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi cừu để lấy lông.

Trả lời: B

16. Các tầng lớp chính trong xã hội Phù Nam là

A.  vua, quan, địa chủ và nông dân.

B. thủ lĩnh quân sự, địa chủ, nông dân và nô tì.

C. vua, tăng lữ, nông dân tự canh và nô tì.

D. tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ

Trả lời: D

17. Đứng đầu trong tổ chức bộ máy nhà nước Champa là

A.  vua, giúp việc có tể tướng và các quan đại thần.

B. một thủ lĩnh quân sự.

C. một người cao tuổi có uy tín, được nhân dân bầu ra.

D. một tăng lữ cấp cao.

Trả lời: A

18. Tổ chức hành chính nào sau đây đã từng tồn tại ở Champa ?

A. Châu, huyện, làng.     C. Phủ, huyện, tổng, xã.

B. Đạo, phủ, huyện.        D. Phủ, châu, huyện, tổng, xã.

Trả lời: A

19. Tôn giáo nào tồn tại trong đời sống tinh thần của cả người Chăm và người Việt?

A. Nho giáo.        C. Phật giáo.

B. Hồi giáo           D. Hindu giáo.

Trả lời: C

20. Trong xã hội Champa có các tầng lớp chủ yếu nào ?

A. Vua, quan lại cao cấp, địa chủ và nông dân.

B. Tầng lớp quý tộc, dân tự do và nông dân phụ thuộc và nô lệ.

C. Vua, tướng lĩnh quân sự và tăng lữ.

D. Đại địa chủ, thương nhân, nông dân và nô tì.

Trả lời: B

0