Bài tập 1 trang 63, 64, 65 SBT Sử 12: Hãy khoanh tròn chủ cái trước ý đúng....
Hãy khoanh tròn chủ cái trước ý đúng.. Bài tập 1 trang 63, 64, 65 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12 – Bài 15. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 -1939 Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. 1. Tình hình thế giới tác động trực tiếp tới những chuyển biến về kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam trong ...
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
1. Tình hình thế giới tác động trực tiếp tới những chuyển biến về kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 là
A. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng cho cách mạng Việt Nam.
B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cẩm quyền ở Pháp và thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
C. Chính phủ Pháp thắt chặt ách thống trị và tăng cường đàn áp phong trào cách mạng ở thuộc địa.
D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốC.
2. Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thị trường Đông Dưong kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 nhằm mục tiêu
A. Bù đắp sự thiếu hụt về kinh tế cho chính quốC.
B. Sẵn sàng chuẩn bị những điều kiện cho cuộc chiên tranh thế giới bùng nổ.
C. Phát huy thế mạnh về nông nghiệp để cung cấp lưong thực cho chính quốC.
D. Phát triển các ngành như điện, nước, cơ khíẾ.. để phục vụ quá trình khai thác lâu dài.
3. Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 được Đảng ta xác định là
A. Thực hiện đổng thời hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quổc và phong kiến.
B. Chống chủ nghĩa phát xít, chống đê’ quốc Pháp xâm lược.
C. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
D. Chống đế quốc Pháp và tay sai phản động, đòi tự do, dân chủ
4. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương để
A. Tập hợp đông đảo mọi lực lượng trong xã hội thực hiện tổt nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
B. Cô lập, phân hoá kẻ thù chính của cách mạng là chủ nghĩa phát xít, phản động thuộc địa và tay sai.
C. Chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù đối với khối đoàn kết của các dân tộc Đông Dương.
D. khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dán tộc.
5. Năm 1937, lợi dụng sự kiện phái viên của Chính phủ Pháp – Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dưong, Đảng có chủ trương
A. Tổ chức quần chúng “đón, rước”, nhưng thực chất là biểu dương lực lượng.
B. Phát động nhân dân khởi nghĩa, đánh đòn phủ đầu.
C. Đẩy mạnh đấu tranh nghị trường
D. Biểu thị sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam với Chính phủ Pháp.
6. Sự kiện tiêu biểu nhất của phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939 là
A. sự ra đời của các uỷ ban hành động năm 1936.
B. phong trào mít tinh, biểu dương lực lượng khi Toàn quyền Đông Dương mới sang nhậm chức năm 1937.
C cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động (1 – 5 – 1938) tại khu, Đấu Xảo (Hà Nội).
D. thắng lợi trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì và Viện Dân biểu Trung Kì.
7. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939 là
A. chính quyến thực dàn phải nhuợng bộ quán chúng nhân dân một số yêu sách cụ thể về dân chủ, dân sinh.
B. quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng,
C. uy tín của Mặt trận Dân chủ Đông Dương được tăng lên.
D. đội ngũ cán bộ của Đảng được rèn luyện, trưởng thành.
Trả lời:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
B |
A |
C |
A |
A |
C |
B |