Bài soạn "Vợ nhặt" số 5 - 6 Bài soạn "Vợ nhặt" của Kim Lân lớp 12 hay nhất
I- Tìm hiểu chung về truyện ngắn Vợ nhặt 1. Tác giả Kim Lân sinh ra ở mảnh đất Kinh Bắc nên con người ông giản dị, thuần hậu nhưng vẫn ánh lên nét tài hoa, hóm hỉnh Ông vừa viết văn, vừa kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, cuộc sống lam lũ, vất vả Kim Lân có sở trường ở thể ...
I- Tìm hiểu chung về truyện ngắn Vợ nhặt
1. Tác giả
Kim Lân sinh ra ở mảnh đất Kinh Bắc nên con người ông giản dị, thuần hậu nhưng vẫn ánh lên nét tài hoa, hóm hỉnh
Ông vừa viết văn, vừa kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, cuộc sống lam lũ, vất vả
Kim Lân có sở trường ở thể loại truyện ngắn, ông viết rất chân thực, sinh động về đời sống nông thôn và hình ảnh những người nông dân vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ
2. Tác phẩm
“Vợ nhặt” in trong tập truyện “Con chó xấu xí”, tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”
II- Soạn bài Vợ nhặt
Câu 1 trang 33 SGK văn 12 tập 2:
Phần 1: từ đầu đến tự đắc với mình : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.
Phần 2: tiếp đến đẩy xe bò về: Tràng hồi tưởng lại cảnh hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng
Phần 3: tiếp đến nước mắt chảy ròng ròng: Tình thương của người mẹ nghèo khó
Phần 4: phần còn lại: buổi sáng hôm sau và niềm tin vào tương lai tương sáng
=> Mạch truyện được dẫn dắt xoay quanh sự việc trung tâm là anh Tràng nhặt được vợ
Câu 2 trang 33 SGK văn 12 tập 2:
Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng một người đàn bà xa lạ về nhà vì trong thời buổi đói kém, miếng ăn cũng không đủ no, chẳng ai nghĩ đến chuyện lập gia đình
Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ và của Tràng cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo:
Người ta lấy vợ, còn Tràng nhặt được vợ
Đám cưới thiếu mọi lễ nghi cần thiết, lời cầu hôn chỉ là câu nói đùa vu vơ, sính lễ chỉ là 4 bát bánh đúc và chiếc thúng con
Sau 2 lần gặp gỡ, Tràng và người đàn bà xa lạ đã nên duyên vợ chồng
Đám cưới diễn ra trên nền cảnh đám ma
=> Tình huống truyện đó đã góp phần thể hiện nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm:
Lên tiếng tố cáo xã hội hủy diệt sự sống, hạ thấp giá trị con người
Trong cùng cực đói khát, những người dân lao động vẫn hướng về sự sống, khát khao hạnh phúc và tin vào tương lai
Câu 3 trang 33 SGK văn 12 tập 2:
Giới thiệu nhan đề Vợ nhặt: Vợ nhặt là người vợ không được cưới hỏi, người vợ theo không
=> Nhan đề gợi sự thê thảm của con người trong đói khát, giá trị con người bị rẻ rúng đến mức người ta có thể nhặt về như nhặt một thứ đồ vật bị bỏ rơi
Câu 4 trang 33 SGK văn 12 tập 2:
Kim Lân đã có những phát hiện sâu sắc và tinh tế khi thể hiện niềm khao khát có tổ ấm của nhân vật Tràng:
Giữa lúc đói khát, Tràng vẫn quyết định đưa người vợ nhặt về nhà
Nghiêm nét mặt khi bọn trẻ con trêu đùa=> ý thức chở che, bảo vệ người phụ nữ bên cạnh mình
Băn khoăn trước nét mặt bần thần của người vợ nhặt
Giới thiệu người vợ nhặt bằng thái độ trân trọng và yêu thương
Có ý thức về trách nhiệm và bổn phận
Câu 5 trang 33 SGK văn 12 tập 2:
Tâm trạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ:
Bà vừa mừng vừa tủi: mừng vì con trai lấy được vợ, tủi vì làm mẹ mà không lo được cho con
Bà thương con trai vì đói khát mới lấy được vợ, xót xa cho con dâu vì đói khát mới bám lấy con trai mình
Bà vừa lo âu vì hoàn cảnh đói kém, vừa hi vọng để hướng các con tới tương lai
=> Bà cụ Tứ là một người mẹ có tấm lòng nhân hậu, suốt đời tảo tần, lo lắng cho con, biết yêu thương và đồng cảm với những người cùng khổ khác
Câu 6 trang 33 SGK văn 12 tập 2:
Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân
Xây dựng tình huống truyện độc đáo
Ngôn ngữ giản dị, thuần hậu, mang lời ăn tiếng nói của người nông dân vào văn chương
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc
III- Luyện tập Vợ nhặt
Câu 1 trang 33 SGK văn 12 tập 2:
Chi tiết gây xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc nhất là chi tiết nồi cháo cám
=> Nồi cháo cám vừa lột tả hiện thực khó khăn, thiếu thốn lúc bấy giờ, vừa biểu tượng cho lòng mẹ cao cả, tình thương lớn lao và đức hi sinh vĩ đại
Câu 2 trang 33 SGK văn 12 tập 2:
Ý nghĩa đoạn kết của truyện:
Nhà văn đã mở ra một tương lai tươi sáng hơn tên cái nền hiện thực tối tăm của cảnh đói khát, hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn, tự giải phóng cho chính mình và có được hạnh phúc
=> Đặc điểm của phương thức sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa