Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" số 1
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 1. Đề văn tự sự Đọc các đề văn và trả lời câu hỏi - Lời văn đề 1: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em” có những yêu cầu, những câu chữ cho em biết điều đó là Kể chuyện Một câu chuyện mà em thích Bằng lời văn của em ...
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Đề văn tự sự
Đọc các đề văn và trả lời câu hỏi
- Lời văn đề 1: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em” có những yêu cầu, những câu chữ cho em biết điều đó là
Kể chuyện
Một câu chuyện mà em thích
Bằng lời văn của em
- Các đề (3) (4) (5) (6) tuy không có từ kể nhưng đều là những đề văn tự sự. Vì trong những đề văn đó đều yêu cầu kể về những sự việc, những chuyện xảy ra trong quá khứ hoặc hiện tại như kể về “ngày thơ ấu” “ngày sinh nhật” “quê em đổi mới” “em đã lớn rồi”
- Các đề trên yêu cầu làm nổi bật những nội dung sau:
Câu truyện mà em thích
Những việc làm, lời nói, tính cách một người bạn tốt
Một câu truyện kỷ niệm ngày thơ ấu
Kể về sự việc, tâm trạng của em trong ngày sinh nhật
Sự đổi mới của quê em trong thời gian qua
Những biểu hiện về sự lớn lên của em
- Trong các đề văn tự sự trên
Đề nghiêng về kể việc là đề 3,4,5.
Đề nghiêng về kể người là: 2,6
Đề nghiêng về tường thuật là: 3,4,5
2. Cách làm bài văn tự sự
Cho đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”
a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra yêu cầu
Kể lại một câu chuyện em thích
Được kể bằng lời văn của em
Nội dung yêu cầu: Câu chuyện đó là một cậu chuyện mà em thích, nó được kể bằng vốn từ vựng và nội dung của em khoogn được sao chép với bất kỳ câu chuyện nào của người khác
b) Lập ý
Ví dụ truyện mà em muốn kể là truyện Con rồng cháu tiên. Truyện con rồng cháu tiên nhằm lý giả về nguồn gốc tổ tiên của người dân Việt, là lý giải sự tồn tại, gốc gác từ đó nhằm nêu cao niềm từ hào về ngồn gốc cao quý của dân tộc mình và nhắc nhở đồng bào chúng ta về tinh thần đoàn kết.
c) Lập dàn ý
Mở đầu giới thiệu các nhân vật: Ngày xửa ngày xưa, Lạc Long Quân à con trai của thần Long Nữ, Âu Cơ là con gái của Thần Nông, họ kết duyên cùng với nhau, sinh ra một cái bọc trăm trứng…
Kể chuyện bằng các ý
Lạc Long Quân cùng Âu Cơ kết duyên, sinh ra cái bọc trăm trưng, trăm trứng nở thành trăm người con sinh đẹp, khôi ngô
Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên đưa năm mươi người con xuống biển
Âu Cơ đưa năm mươi người con xuống núi.
Người con cả của họ trở thành vua, lấy hiệu là Văn Lang. Đóng đô ở đất Phong Châu.
Kết thúc: Từ đó đất nước được hình thành, và đó cũng chính là vị vua Hùng đầu tiên của nước chúng ta
d) Viết bằng lời văn của em là: Bài văn được viết theo ngôn ngữ, suy nghĩ và được viết ra bằng chính lời văn của mình, không được sao chép với bất kỳ bài viết của người nào khác
đ) Cách làm bài văn tự sự như sau
Bước 1: Đọc kỹ nội dung yêu cầu của đề bài, nắm rõ yêu cầu cần làm
Bước 2: Xác định nội dung cần viết. Hiểu và nắm rõ nội dung định kể: nhân vật nào, sự kiện nào diễn ra, diễn biến và kết quả của sự việc, ý nghĩa của câu truyện
Bước 3: Lập dàn ý cho bài văn tự sự. Diễn biến của câu truyện, nhân vật. Việc nào kể trước, việc nào kể sau theo đúng trình tự và diễn biến của nhân vật để người đọc hiểu được nội dung của tác phẩm
II. Luyện tập Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Dàn ý bài văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện Thánh Gióng
Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính
Thân bài: Kể trình tự diễn biến của câu chuyện theo những ý sau
Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng
Thánh Gióng bào vua làm áo giáp sát, roi sắt, ngựa sắt
Sự lớn lên kỳ lạ của Thánh Gióng
Khi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt được đem tới, chàng bỗng vươn vai trở thành một tráng sỹ
Thánh Gióng cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt, mặc áp giáp sắt xông pha ra trận, giết giặc
Roi sắt chẳng may bị gãy, chàng nhổ tre làm vũ khí
Chiến thắng quân thù, chàng bỏ áo giáp sát ở lại, cùng ngựa bay lên trời.
Kết bài: Vua nhớ công ơn, phong chàng làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay ở quê nhà.