31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Câu nghi vấn" (tiếp theo) số 5 - 6 Bài soạn "Câu nghi vấn" (tiếp theo) lớp 8 hay nhất

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Bài này yêu cầu các em nắm được những chức năng phụ của câu nghi vấn. Cụ thể, ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn được dùng để: cầu khiến (tức là nêu sự việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác phải làm), khẳng định (xác nhận ...

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Bài này yêu cầu các em nắm được những chức năng phụ của câu nghi vấn. Cụ thể, ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn được dùng để: cầu khiến (tức là nêu sự việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác phải làm), khẳng định (xác nhận một sự việc, một đối tượng nào đó), phủ định (phủ nhận một sự việc, một đối tượng), bộc lộ tình cảm, cảm xúc (của người nói, người sử dụng ngôn ngữ),… Câu nghi vấn gắn với những chức năng phụ này không yêu cầu người nghe phải trả lời.

2. Về mặt hình thức, câu nghi vấn gắn với những chức năng phụ này, ở cuối câu có thể dùng dấu chấm hỏi, hoặc dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng,…

Một số ví dụ về câu nghi vấn có chức năng phụ:

– Trong rạp chiếu phim, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh nhắc: Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?

– Tiền tao có phải vỏ hến đâu mà tao quẳng cho mày bây giờ? Dễ tao hám lãi của mày lắm đấy?

(Ngô Tất Tố)


II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. – Đọc kĩ từng đoạn trích, chú ý những câu có dấu chấm hỏi ở cuối. Đó là các câu nghi vấn.

Xem thêm: Giới thiệu về tiểu thuyết Tắt đèn và đoạn trích Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố

– Tác dụng của từng câu nghi vấn tìm được (các chức năng phụ) thì hầu hết đều dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Riêng câu nghi vấn trong đoạn trích (a) có thêm sắc thái ngạc nhiên ; trong (b) và (d) có sắc thái phủ định ; trong (c) có sắc thái cầu khiến.


Câu 2. – Khi đọc từng đoạn trích để tìm câu nghi vấn, em chú ý các câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi và có các từ nghi vấn: sao, gì, làm sao, ai. Đó là các câu nghi vấn.

– Về chức năng, các câu nghi vấn này được dùng để: hỏi, phủ định, khẳng định, bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại…

– Trong các câu nghi vấn tìm được, các câu ở đoạn trích (a), (b), (c) có thể thay thế được bằng câu không phải nghi vấn, mà có ý nghĩa tương đương.


Câu 3. Trong hai câu nghi vấn cần đặt, một câu dùng để nêu yêu cầu (cầu khiến) và một câu dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Tham khảo các ví dụ sau:

– Câu 1: Cậu có thể kể cho tớ nghe nội dung bộ phim "Sóng ở đáy sông" mà cậu vừa xem được không?

– Câu 2: Cuộc đời của nàng Kiều sao mà chìm nổi đến thế?


Câu 4. Trong giao tiếp, những câu nghi vấn đã nêu trong bải tập được dùng thay thế cho lời chào. Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây rất gần gũi, thân mật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0