31/03/2021, 14:34

Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 3

“Tam quốc diễn nghĩa” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Hoa. “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả La Quán Trung, không chỉ tái hiện lại chuyện lịch sử mà xét về mặt văn học thì các nhân vật của ông đều có những tính cách riêng không ai ...

“Tam quốc diễn nghĩa” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Hoa. “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả La Quán Trung, không chỉ tái hiện lại chuyện lịch sử mà xét về mặt văn học thì các nhân vật của ông đều có những tính cách riêng không ai lẫn vào với ai được. Và nói đến “Tam quốc diễn nghĩa” thì người đọc không thể nào quên nhân vật Tào Tháo đặc biệt là qua đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” thuộc chương 21 của tác phẩm.


Có thể thấy ba anh em Lưu,Quan, Trương đều như đã muốn dựng nghiệp trị quốc tuy nhiên do ba anh em mới có thể khởi nghiệp cho nên vẫn còn yếu, và cả chuyện đất đai không có nên sang nương nhờ Tào Tháo chờ thời cơ. Huyền Đức lúc này nhanh trí đã trồng một vườn rau sau nhà và hàng ngày cứ vun xới để cho Tào Tháo không nghi ngờ.


Trước tiên là nhân vật Lưu Bị, Lưu Bị được xem là một người anh hùng thật sự chưa thể thắng nổi Tào Tháo thì Lưu đã như quyết định giả vờ là một người ngày ngày chỉ biết vun trồng vườn rau ngoài nhà. Ta cũng như đã cảm nhận thấy rất rõ rằng đó chính là chí anh hùng và sự thông minh và rất đỗi nhạy bén của ông. Lưu Bị lúc này đây như lại không mù quáng mà cũng như không suy xét tình hình. Ông như cũng đã biết rõ tình thế của mình cũng như của địch và biết làm nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ đến.


Tào Tháo quả thật cũng thông minh không kém, bởi ở ông ta toát lên một vẻ gian hùng khác người thường. Có lẽ, tuy ở bên phản diện nhưng quả thật ông ta đã được xem là một người có tài và rất thông minh mà khó ai có thể sánh kịp. Nhân vật Tào Tháo dường như cũng đã sớm đã biết được âm mưu của ba anh em nhà Lưu,Quan ,Trương lúc này lại như muốn thu phục người tài cũng như tránh được mầm họa sau nay ông ra sức mua chuộc dụ dỗ họ. Còn việc Lưu Bị ông vẫn chưa phát hiện được ra.


Cũng chính vì muốn ẩn dấu mình mà cho nên khi được người của Tào Tháo đến mời đi uống rượu thì Lưu Bị đã rất mất bình tĩnh và gương mặt của Lưu Bị như đã “tái mét mặt”. Và có thể nói cho tới đây kịch tính bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt hơn nữa là khi Tào Tháo nói rằng “Huyền Đức dạo này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ?” thì dường như lúc này Lưu Bị đã thật bất ngờ và giật mình nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh nên trả lời rằng “không có việc gì làm để tiêu khiển đó thôi”. Tiếp sau đó nhân vật Tào Tháo như đã hỏi Lưu Bị về những vị anh hùng. Lưu Bị cũng đã đoán biết ý và đã làm ra vẻ mộng muội không biết gì nhưng vẫn bị dồn đến mức phải kể ra mới yên thân.


Lưu Bị cũng như đành kể những anh hùng mà nghe thiên hạ nhắc đến xưa nay chứ cũng không được gặp mặt bao giờ. Khi mà Lưu Bị vừa trả lời những câu hỏi của vị Tháo Huyền Đức như ông lại vừa thận trọng, kín đáo và cũng đã dò xét những gì mà Tháo đang toan tính trong đầu. Và ở Lưu Bị ta thấy được như ông cũng đã rất kín đáo để che giấu đi cái giật mình của mình khi mà Tào Tháo phủ nhận hết những anh hùng mà Lưu kể ra trong bữa rượu. Lúc này Tào Tháo nói rằng “Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”.


Có thể thấy được cái giật mình của và cả bộ dạng tái mặt của Huyền Đức thật may không bị Tháo phát hiện. Có thể thấy như đây giống như một cuộc đấu trí không hề cân sức chứ không phải là uống rượu bình thường, có thể thấy như vừa đấu trí vừa cố muốn làm rõ bản chất của nhau. Đoạn trích đã thật đặc sắc bởi có những lúc ta phải giật mình và thót tim lo cho Huyền Đức bởi Tháo quá thông minh và lại hết sức gian xảo luôn đẩy ông vào những tình huống kịch tính.


Bằng việc thông qua những hành động và bản tính của hai người ta có thể thấy rõ quan điểm cũng như sự khác nhau về tư tưởng của họ. Và ở Tào Tháo quan niệm anh hùng đó chính là “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất” và có thể thấy được điều đó cho thấy đây là một quan niệm áp bức bóc lột thật dã man trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Thong qua đó cũng có thể thấy được quan niệm về anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với quan điểm với Tào Tháo, có thể thấy được ngay từ nhỏ Lưu Bị cũng đã có chí lớn nhưng giờ đây không phải lúc để Lưu Bị tranh luận, lúc này. Và Lưu Bị như đã phải giữ bí mật quan điểm của bản thân để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt. Có thể thấy và hiểu đây là lúc Lưu Bị mai danh ẩn tích để chờ đợi thời cơ lộ diện.


Cũng chính bởi thế, đọc qua đoạn trích, tưởng như Tào Tháo phủ nhận ý kiến Lưu Bị, Lưu Bị lúc này thì như cũng đã sợ tái mặt, lúc thì đánh rơi cả thìa đũa, có nghĩa là Lưu Bị thua. Nhưng thực chất, ta có thể thấy được trong cuộc đấu trí này, Lưu Bị dường như cũng đã là người giành phần thắng và ông đã thực hiện thành công màn kịch của mình. Và có thể nói đó là màn kịch của người có mưu cao, chí lớn trong thiên hạ, biết chờ thời, biết cương nhu đúng lúc, đúng chỗ. Cũng do chính vì sự khôn khéo đó mà người đời vẫn có câu khen ngợi Huyền Đức rằng:


“Gượng vào hang cọp tạm nương thân,

Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!

Vội vã bầy ra trò sợ sấm,

Tùy cơ ứng biến lẹ như thần”


Ta có thể thấy được những người tài giỏi nhưng cần phải có đức thì mới được chứ như Tào Tháo cũng là một bậc anh hùng tài giỏi hơn người đấy nhưng ngặt một nỗi hắn gian hùng chứ không phải anh hùng. Và ngay khi cuộc nói chuyện tưởng chừng dừng lại ở đấy thì bỗng Quan Vân Trường và Trương Phi xông vào tay cầm kiếm lăm lăm xông vào người bên tả kẻ bên hữu cũng đã tạo cho chúng ta những ấn tượng đặc sắc. Và đến khi nhìn thấy Lưu Bị đang uống rượu với Tào Tháo thì hai người viện cớ múa kiếm mua vui cho hai người. Thật may cho họ biết bao nhiêu vì nếu không thì đã hỏng hết việc lớn.


Và sau đó khi ngày hôm sau Tháo lại cho mời Lưu Bị đến uống rượu thì nghe được tin Viên Thiệu cũng như đã diệt Công Tôn Toản. Nhân sự kiện đó mà Huyền Đức có cơ hội đó chính là “Ta đang như chim trong lồng, như cá trong lưới. Ta đi chuyến này cũng như cá ra biển cả, chim lượn trời xanh, không còn bị ràng buộc gì nữa!” Tháo dường như cũng đã cho người đuổi theo nhưng nhờ tài khôn khéo và mưu trí cuộc hành trình của ba anh em Lưu Bị dường như cũng vẫn đã vẫn diễn ra bình thường. Đó được xem lại là lần thua thứ hai của Tào Tháo, và có thể nói chính như thế mới biết người anh hùng Lưu Bị sáng suốt như thế nào, nhạy bén ra sao khi biết ẩn mình, và cũng đã biết nắm bắt thời cơ và dành chiến thắng. Quả thật là xứng đáng là một bậc thiên tài một bậc anh hùng thực sự xưa nay hiếm có.


Thông qua đoạn trích này người đọc như cũng càng thêm yêu mến những vị anh hùng thời xưa của Trung Quốc bà hơn thế nữa là thêm khâm phục tài năng cũng như mưu lược mà tiêu biểu ở đây là Lưu Bị. Cốt truyện được viết lên hoàn toàn ly kỳ và thu hút người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
0